mặt, bà cắt đem đặt lên phơi nắng trên các tảng đá. Sau bà
sang nương sắn để xem đêm qua có nhím về đào sắn
không. Đấy là những công việc đều đặn mỗi sáng của người
trông nương. Xong một lượt, bà Ảng trở về gốc xoan, lấy
bốn cái bẫy chuột đem vào cài lên những bịch thóc trong
lán ven rừng. Bà đã buộc được bốn cái bẫy. “Một đời người
phải khổ sở, sắp đến ngày chết mới được bẫy ăn thịt chuột
làm hại thóc nhà mình”.
Bà Ảng ôm bó bẫy chuột vừa đi vừa tính việc: “Ngâm mây
xuống lạch nước cho dẻo mây rồi làm thêm ba bẫy nữa.
Thằng Nhấn về thì tha hồ mang thịt chuột nướng đi ăn
với du kích… Tết này xong ta bảo nó ra Ngọn Lao xin hột
bông giống, năm nay sẽ phát lấy một nương bông”.
Bà Ảng bước lập cập xuống ven suối. Được vài bước, bà
Ả
ng bỗng quay lại. Một mùi hăng hắc thoảng quanh. Bà nhớ
ngay những hôm lính say rượu à à từ trên đồn xuống đuổi
bắt đàn bà con gái dưới làng, mùi quần áo lính nó cũng
hăng hắc. Mấy năm ở dưới chân đồn, bà Ảng đã thuộc cái
mùi ghê rợn ấy. Bà Ảng vội ngẩng đầu thì, trời ơi! đã thấy
trên đầu nương lố nhố lính tráng vàng lôm lốp.
Một lũ chạy xuống suối lôi bà Ảng lên, hỏi:
- Nhà bà già ở đâu?
- Nhà ta đây.
- Hôm nay Việt Minh đi đâu?