thấp. A Phủ trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài. Đi làm
cho nhà người, lần nữa mùa này sang mùa khác. Chẳng bao
lâu A Phủ đã lớn, đã biết đúc lưỡi cày, biết rèn cuốc, lại
cày giỏi, đi săn bò tót bạo nhất.
A Phủ khỏe, nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều
người mê, nhiều nhà nói: “Đứa nào được A Phủ cũng bằng
được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”.
Người ta ao ước thế thôi chứ phép rượu cũng chẳng to hơn
phép làng, còn tục lệ cưới xin, mà A Phủ thì không có bố mẹ,
không có ruộng, không có bạc trắng, con trai không thể lấy
vợ nổi. Vả chăng, thua kém nhiều nỗi, đang tuổi chơi, trong
ngày Tết đến, A Phủ chẳng có quần áo mới như nhiều
trai khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng vía bằng đồng
lằn trên cổ, nhưng chẳng biết thân, A Phủ cứ cùng trai làng
đem sáo, khèn, đem con quay, quả pao, quả yến đi tìm
người yêu ở cuộc chơi các làng trong vùng.
Vì thế mà sinh sự đánh nhau ở Hồng Ngài.
Một năm kia, phải khi đang đói rừng. Hổ, gấu từng đàn
ra phá nương, bắt mất nhiều bò ngựa. Nhà thống lý Pá
Tra lúc nào cũng đầy ngựa trong tàu trước cửa, lưng trâu bò
đứng chen liền khít trong cột cửa, và dê, chó, lợn nằm
quanh nhà. Ngày nào cũng lũ lượt hàng mấy chục con đi ăn
nương. Bây giờ gặp khi rừng đói, mỗi lần bò ngựa đi nương, A
Phủ phải ở lại trông.
A Phủ ở lều hàng tháng ngoài rừng, đêm đến thì dồn
bò ngựa về nằm chầu nhau ngủ quanh lều.