Trên mui bỗng lóng lánh một trời sao. Con thuyền đêm nao
cũng đi qua một trời sao ấy. Dù cho con người có cạn nước mắt
rồi cũng muốn hy vọng, như người chèo thuyền mong đến
bến…
Một đêm, Hạ ra khoang sau. Hạ ngồi một lúc thật lâu. Bốn bề
lặng ngắt. Những ngôi sao long lanh nhỏ lã chã những giọt nước
mắt xuống thế gian…” (tr. 162)
Một lần Hội nghị nhà văn trẻ, nghe giới thiệu nhà văn Tô
Hoài lên phát biểu ý kiến, cả hội trường im phăng phắc.
Trái với sự chờ đợi của mọi người, nhà văn lão thành lên diễn
đàn chỉ để nói với các nhà văn trẻ một câu: “… chừng nào chưa
phân biệt được “ mồm ” và “ miệng ” thì đừng có cầm bút… ”.
Tôi thiết nghĩ các bạn trẻ háo hức viết văn nên tìm đọc
Chuyện đầm sen Đền Đồng Cổ , đọc xong mà nhận ra được
vốn ngôn từ của mình sao mà nó nghèo nàn, thảm hại, xô
bồ đến thế thì dù có tiến hay thoái cũng là một sự thức
nhận hết sức có ích.
Thăm thẳm bóng người trong tập truyện ngắn này:
Bóng cô Cúc, “một sinh viên người Huế đẹp tuyệt trần”
được nhà văn Tô Hoài trao cho bản thảo cuốn tiểu thuyết
Đêm mưa “ một chiều đông rét mướt” năm 1946 và tòa nhà
lưu niệm “tiêu điều, ảm đạm” của bà Điềm (cô Cúc năm
xưa, nay đã trở thành nhà điêu khắc nổi tiếng Điềm
Phùng Thị),... “trong những tủ kính trang nhã, phủ bụi mấy bức
khắc tự họa của nhà điêu khắc”. (Hồi ký Tiểu thuyết đêm mưa)