- Khỉ thật, đã ba giờ thiếu mười lăm rồi. Chính tôi đã hứa gọi dây nói
cho Imre. Làm sao tôi lại có thể quên được nhỉ? Các cậu nghĩ thế nào, mấy
cậu nhỏ, bây giờ đã muộn chưa?
- Theo tôi anh ấy đang đợi chuông điện thoại, – Shalai nói.
Rona nhấc ống nghe của máy điện thoại.
Ngay từ đầu năm, góa phụ Martona Pavelets – trước khi lấy chồng là
Anna Beltrich – đã nhận được một lá thư từ nước ngoài gửi về. Lá thư được
ký bằng một cái tên mà bà thấy rất xa lạ: Arthur Pavelets.
“Dì kính mến – Arthur Pavelets viết, – cháu vô cùng vui sướng vì cuối
cùng cháu đã tìm được người bà con duy nhất còn lại và đang sống trên tổ
quốc chôn nhau cắt rốn của cháu”. Mặc dù sự mô tả về cái cây gia hệ của
dòng họ Pavelets có phần khập khiễng, dì Anna đã có thể hiểu được rằng
người cháu được gọi là Arthur kia đúng là một nhánh trong cây gia hệ.
Ngoài bức thư ra, anh ta còn gửi cho bà một gói quà khá nặng.
Dì Anna suy nghĩ nát óc, cố gắng hiểu cho rành rẽ mối dây huyết thống
giữa người bà con mới với bà là thế nào. Nhưng đã ở tuổi 72, cái tuổi mà,
như tục ngữ đã nói, con người gần đất xa trời, bà chấp nhận sự việc này
một cách đơn giản. Giờ thì tháng nào nhân viên bưu tá cũng đem đến cho
bà một bức thư ngắn ngủn và một thùng đồ ngon lành như cà phê Brazil
hay kẹo chocolate chẳng hạn và bà góa đáng kính cảm thấy vui sướng bởi
cái bước ngoặt của sự kiện bất ngờ này!
Cho đến khi, trong một bức thư mà Arthur Pavelets yêu cầu bà cho hai
người bạn của mình đến trú ngụ một thời gian thì dì Anna sẵn lòng đưa họ
đến ở trong căn phòng tốt nhất của mình có cửa sổ trông ra đường phố.
Hơn nữa, những người khách trọ mới của bà không hề keo kiệt trong việc
trả tiền trước cũng như họ đã không hề tính toán khi tặng cho bà hàng đống
quà.
Từ cửa sổ căn phòng được bố trí ở tầng thứ ba này có thể nhìn thấy cảnh
tuyệt đẹp của công viên Thanh niên, đồng thời nhìn thấy cổng ra vào và cửa
sổ của căn phòng mà Bela Imre đang ở.
Dì Anna đã ngủ được một giấc ngon lành từ lâu rồi mà một trong hai
khách trọ của dì vẫn còn đứng bên cửa sổ, theo dõi cảnh viện trưởng Bela