nghiêm khắc một cách hợp lý khi dạy đứa con đầu, thì sau đó tự bản thân
những đứa trẻ sẽ có những ảnh hưởng tốt đến nhau. Nhờ những ảnh hưởng
này những cố gắng của cha mẹ sẽ được nhân nhiều lần và truyền tải đến cho
con. Với ý nghĩa đó ta thấy, nhiều khi anh chị em chính là những người thầy
còn vĩ đại hơn cả cha mẹ.
(*) Nhật ký Tomi oka: Ghi lại những hoạt động của nhà máy dệt vải bằng máy
đầu tiên của Nhật Bản.
27. Khi người anh đi mẫu giáo thì tạo điều kiện để dẫn đứa em theo cùng
Trước đây tôi đã nói những việc bố mẹ có hứng thú, quan tâm thì đứa trẻ cũng
sẽ có hứng thú và quan tâm. Bây giờ, khi xét tầm ảnh hưởng của anh chị đối
với em ta còn thấy, những thứ có ở thế giới của anh, chị sẽ thu hút sự quan
tâm và hứng thú của đứa em hơn là những thứ có ở thế giới của cha mẹ. Việc
đứa lớn 4 tuổi yêu thích các mô hình xe hơi thì đứa em mới 2 tuổi cũng có
hứng thú mạnh mẽ với chúng không phải là hiếm. Nói như vậy để thấy, đừng
quan trọng sự chênh lệch tuổi tác, hãy tạo nhiều cơ hội để đứa trẻ được tham
gia vào thế giới của các anh chị mình. Bởi vì, mỗi cơ hội đó chắc chắn sẽ là
chất kích thích vô cùng tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
Ví dụ, trong lớp học tài năng violon của thầy Suzuki Shinichi cũng vậy, để có
thể tham gia buổi luyện tập của đứa con lớn, người mẹ đành dẫn đứa nhỏ theo
cùng vì không thể để ở nhà một mình được. Và dễ dàng thấy nhiều trường
hợp đứa con thứ được mẹ dẫn theo cùng ấy sớm có hứng thú với violin còn
hơn cả anh chị mình. Đến một lúc nào đó, giống như câu thành ngữ “đứa trẻ
gần chùa không cần học cũng biết đọc kinh”, đứa em cũng chơi được violon
như anh chị mình. Nghe nói, những học sinh cực kỳ ưu tú ở lớp này thường là
những em con thứ hai hoặc thứ ba. Điều này chẳng phải chính là hiệu quả
“đứa trẻ gần chùa” đấy sao.
Không chỉ ở những môn học đặc biệt như violon mà ở những lĩnh vực khác
cũng phát huy hiệu quả tương tự. Ngay trong lớp học của chúng tôi cũng đã
thử nghiệm điều này. Anh Doi – Hiệu trưởng trường mầm non ở Kobe thường
khuyến khích các bà mẹ hễ có dịp đến trường mẫu giáo để đi tham quan
chẳng hạn, thì hãy dẫn cả những bé em theo. Anh Doi cho biết, trước đây anh
nghĩ nếu phụ huynh dẫn theo các bé nhỏ đến ngày tham quan thì rất lộn xộn,
làm mọi người phải mất công để ý quan tâm. Do đó, dù không nói thẳng ra
“đừng có dẫn con nhỏ tới” nhưng trong lòng anh cảm thấy không mấy hoan
nghênh.
Tuy nhiên, cách đây khoảng 20 năm, trong dịp đi thị sát châu Âu theo chương
trình của Bộ Giáo dục, khi đến nhà thờ vào mỗi sáng chủ nhật, anh thấy các
ông bố bà mẹ thường cho cả những đứa em theo các anh chị của nó đến nhà
thờ. Ở đó, các em ngồi ngoan ngoãn giữa cha mẹ, im lặng xem truyện tranh