CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 47

hưởng trực tiếp đến tính mạng thì chỉ có thể cho trải nghiệm thế nào là đau, là
khó chịu, cho bé nhớ bằng cơ thể, thì bé mới nhớ lâu được. Việc này không
chỉ đơn thuần là dạy cho bé khả năng chú ý, khả năng tự bảo vệ bản thân mà
còn có ý nghĩa quan trọng dạy cho bé trở thành người có thể hiểu để đồng
cảm với nỗi đau của người khác cũng như nỗi đau của mình. Bởi vậy, tôi nghĩ
rằng, người nào khi còn nhỏ đã từng bị dao cắt phải tay sẽ hiểu được một cách
sâu sắc hơn rằng tội ác làm tổn thương người khác là thế nào, so với người
mà chưa từng có trải nghiệm như thế trước đây.

33. Khi trẻ bắt đầu tập nói, trước tiên hãy dạy trẻ nói “cảm ơn” và “xin
lỗi”

Khi tôi khuyên các ông bố bà mẹ hãy tập cho con thói quen chào hỏi và cảm
ơn dù bé chưa hiểu gì, thì luôn gặp phải thắc mắc: “Liệu tạo cho đứa trẻ một
thói quen chào hỏi và cảm ơn máy móc, sau này đứa trẻ có trở thành một
người dễ dàng nói ra những câu nói không xuất phát từ tình cảm chân thành
không?”. Quả thật, những đứa trẻ nhỏ sau khi được cho quà gì đó thì chỉ nói
và cúi cảm ơn một cách miễn cưỡng cho xong, sở dĩ bé làm như vậy vì được
dạy thế, chứ khó mà nói nó thực lòng biết ơn được. Dù vậy, tôi vẫn chấp nhận
điều đó, và theo tôi như thế là được. Khi con bắt đầu tập nói các bạn hãy tập
cho con biết chào hỏi và nói lời cảm ơn càng sớm càng tốt.

Tôi có cơ sở rõ ràng khi nói điều này. Rút cuộc, một đứa trẻ bắt đầu học nói
liệu có thể hiểu và vận dụng được bao nhiêu trong số vốn từ vựng chúng có.
Ngoài những từ vô cùng đơn giản để chỉ người và đồ vật như mẹ, bố hay
tiếng khóc gọi mẹ để thể hiện cảm xúc khó chịu hoặc mong muốn của mình,
thì những từ cảm xúc ở cấp độ cao như từ tôn kính người khác, từ để thể hiện
sự biết ơn người khác, dù bé có muốn hiểu đi chăng nữa thì cũng không thể.
Vì ngay trong bản thân bé cũng chưa xuất hiện những cảm xúc như thế. Do
đó, bảo bé xuất phát từ trái tim để nói ra là điều không thể. Quan điểm của tôi
là, nhờ vào việc dạy cho bé nói sớm những lời như thế này, sẽ giúp bé quen
dần với chúng, dần dần biến cái “TÂM” của nội dung câu chữ thành cái TÂM
nảy mầm thực sự trong trái tim bé.

Ngược lại, những từ ngữ thô lỗ, bậy bạ cũng giống như vậy. Nếu nói việc dạy
cho đứa trẻ nói cảm ơn, xin lỗi một cách máy móc là không được, vì đứa trẻ
chưa hiểu gì, vì không chân thành. Vậy chẳng lẽ những từ ngữ thô lỗ bậy bạ
thì có thể cho dùng thoải mái với lý do vì trẻ chưa hiểu gì sao. Chắc chắn
không phải vậy, bởi vì những từ ngữ đầu đời này, ban đầu có thể trẻ chỉ dùng
một cách vô thức, nhưng đáng sợ là dần dần nó sẽ ngấm vào trong tâm hồn
trẻ, đến một lúc nào nảy mầm trong tâm hồn trẻ cái tâm xấu cười nhạo người
khác ngốc nghếch, chửi thề khi có việc không vừa ý. Do đó, nếu phản biện
rằng dạy trẻ nói cảm ơn, xin lỗi trước khi trẻ hiểu được ý nghĩa của câu từ là
việc làm vô ý nghĩa là không hợp lý.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.