trong ngành. Thứ hai, nó chỉ ra chiến lược của các đối thủ hiện tại và đối
thủ tiềm năng, xác định xem họ có chiến lược đầu tư vào những yếu tố cạnh
tranh nào. Cuối cùng nó thể hiện bản mô tả chiến lược, còn gọi là đường
giá trị của công ty - chỉ ra tình trạng đầu tư vào những yếu tố cạnh tranh
trong hiện tại và tương lai của công ty như thế nào. Và như đã giới thiệu ở
Chương 2, một chiến lược có khả năng mở ra đại dương xanh cần có 3 yếu
tố chính: sự tập trung, sự khác biệt và khẩu hiệu có tính thuyết phục. Thiếu
những yếu tố đó, chiến lược của công ty có thể sẽ mất phương hướng,
không có nét khác biệt và khó truyền đạt trong tổ chức. Chi phí cho việc
thực hiện chiến lược đó cũng có thể gia tăng.
Phác thảo sơ đồ chiến lược của công ty
Việc phác thảo một sơ đồ chiến lược hoàn toàn không dễ dàng. Ngay cả
việc xác định những yếu tố cạnh tranh cơ bản cũng không hề đơn giản. Bạn
có thể nhận thấy đôi khi những kết quả cuối cùng khác xa so với phác thảo
ban đầu.
Việc đánh giá xem công ty của bạn và các đối thủ cạnh tranh đưa các yếu
tố cạnh tranh vào thị trường ở mức độ nào cũng không kém phần khó khăn.
Hầu hết các nhà quản lý đều biết rõ những hoạt động mà họ và đối thủ thực
hiện ở một vài khía cạnh nào đó trong phạm vi họ phụ trách, nhưng rất ít
người có thể thấy được sự vận động chung trong toàn ngành. Chẳng hạn
như người quản lý hoạt động cung cấp suất ăn trong các chuyến bay của
một hãng hàng không sẽ rất nhạy cảm trong việc so sánh về đồ ăn uống
giữa các hãng hàng không. Nhưng những gì người phụ trách về các bữa ăn
trên máy bay cho là quan trọng lại có thể không mấy có ý nghĩa đối với
khách hàng, bởi vì khách hàng sẽ đánh giá một hãng hàng không dựa trên
toàn bộ quá trình phục vụ trong chuyến bay. Một số nhà quản lý lại xác