Một sai lầm phổ biến trong hoạch định chiến lược là nhắc đến những
thay đổi trong chiến lược trước khi thống nhất quan điểm với mọi người
trong công ty về tình trạng hiện tại. Một vấn đề khác cũng hay gặp phải là
những nhà điều hành thường miễn cưỡng chấp nhận yêu cầu thay đổi. Họ
thường có thói quen cố hữu là thích giữ nguyên trạng hoặc nghĩ rằng thời
gian sẽ chứng minh sự lựa chọn trước đó của họ là đúng. Trong thực ít, khi
chúng tôi hỏi những nhà điều hành rằng điều gì thúc đẩy họ tìm ra những
đại dương xanh và đưa ra quyết định thay đổi, họ thường nói rằng cần phải
có một nhà lãnh đạo có tính quyết đoán cao hoặc một sự khủng hoảng
nghiêm trọng.
Chúng tôi đã nhận thấy rằng việc yêu cầu các nhà điều hành phác thảo
đường giá trị cho chiến lược sẽ giúp họ nhận thấy sự cần thiết phải thay
đổi. Sơ đồ chiến lược có tác dụng như một động lực mạnh mẽ để các công
ty nhìn nhận lại chiến lược hiện tại của họ. Đó là kinh nghiệm của EFS,
một Công ty đã phải vật lộn suốt thời gian dài với một chiến lược tồi và
dược truyền đạt kém. Công ty này cũng phải đối mặt với mâu thuẫn về
quyền lợi một cách sâu sắc. Những nhà điều hành hàng đầu tại các chi
nhánh khu vực của EFS đã thể hiện sự tự tin thái quá khi cho rằng quyết
định của mình là tốt nhất. Sự mâu thuẫn đó khiến mọi việc trở nên khó
khăn hơn khi EFS phải đối mặt với những rắc rối về chiến lược. Trước khi
công ty có thể đưa ra một chiến lược mới, cần phải thống nhất quan điểm
về thực trạng của tổ chức.
EFS bắt đầu quá trình hoạch định chiến lược bằng cách tập hợp hơn 20
nhà quản lý cấp cao từ các chi nhánh ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và châu
Úc rồi chia thành hai nhóm. Một nhóm chịu trách nhiệm hình thành đường
giá trị mô tả chiến lược hiện tại của EFS trong kinh doanh ngoại tệ theo
kiểu truyền thống với sự tương quan với các đối thủ cạnh tranh. Nhóm còn