thay đổi về giá sau một thời gian họ mới giảm giá để thu hút nhiều người
mua hơn. Tuy nhiên, việc tìm hiểu ngay từ đầu xem mức giá nào sẽ hấp dẫn
đa số khách hàng mục tiêu là điều ngày càng trở nên quan trọng.
Có hai lý do để chuyển hướng tập trung của bạn từ số ít những người
thích sự mới lạ và độc đáo sang số đông các khách hàng mục tiêu. Trước
hết, các công ty ngày càng nhận thức được rằng khối lượng bán hàng ngày
càng góp phần làm gia tăng doanh thu nhiều hơn so với trước đây. Do các
sản phẩm ngày càng thiên về ứng dụng công nghệ, các công ty dành nhiều
chi phí cho việc phát triển sản phẩm hơn là cho sản xuất. Điều này tương
đối phổ biến trong ngành phần mềm. Chẳng hạn Microsoft đã tốn hàng tỷ
đô la để sản xuất phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Windows XP, trong
khi những phiên bản tiếp sau chỉ mất không quá chi phí của một chiếc CD
bình thường. Điều đó khiến cho sản lượng trở thành yếu tố rất quan trọng.
Lý do thứ hai là đối với người mua, giá trị của sản phẩm thường luôn
gắn liền với số lượng người sử dụng chúng. Có thế đưa ra một ví dụ minh
hoạ, đó là dịch vụ đấu giá trực tuyến của eBay. Người ta sẽ không sử dụng
dịch vụ này khi có ít người tham gia. Kết quả của hiện tượng này, còn được
gọi là yếu tố ngoại lai. (network extemalities), là rất nhiều sản phẩm, dịch
vụ rơi vào hai khả năng: hoặc là bán được rất nhiều ngay lập tức, hoặc là
không bán được gì cả.
Trong lúc đó, sự gia tăng của các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao
cũng tạo ra những người "ăn không" (free riding). Điều này có liên quan tới
bản chất không cạnh tranh và phần nào không thể loại trừ của tri thức. Khi
một hãng sử dụng hàng hoá cạnh tranh, điều này sẽ ngăn cản không cho
hãng khác sử dụng hàng hoá đó nữa. Lấy ví dụ, khi IBM mời các nhà khoa
học đoạt giải Nobel về làm việc, các công ty khác sẽ không thể sử dụng