giữ vai trò như một cửa ngõ đối với mạng vô tuyến, mở rộng và cập nhật
danh mục những trang trình đơn đồng thời thu hút những nhà cung cấp
thông tin tham gia vào dịch vụ i-mode, tạo sự phong phú về nội dung nhằm
tăng số người truy cập. Chẳng hạn, bằng cách đăng quảng cáo cho các nhà
cung cấp thông tin với mức phí thấp. công ty đã giúp họ tiết kiệm chi phí
quảng cáo. Đồng thời, DoCoMo cũng có được sự tăng trưởng về doanh thu.
Quan trọng hơn, thay vì sử dụng ngôn ngữ WML (Wireless Markup
Language) theo tiêu chuẩn WAP để tạo trang web, i-mode sử dụng C-
HTML, một ngôn ngữ đang được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản. Nhờ đó i-
mode thu hút được các nhà cung cấp thông tin, bởi vì họ không cần chuyển
đổi trang web hiện tại được thiết kế cho môi trường Internet thành những
trang web sử dụng cho i-mode, do đó họ không phải bỏ thêm chi phí phát
sinh NTT DoCoMo cũng ký thoả thuận hợp tác với những đối tác nước
ngoài như Sun Microsystems, Microsoft và Symbian để giảm tổng chi phí
phát triển và rút ngắn thời gian tung dịch vụ ra thị trường.
Một bước quan trọng nữa của chiến lược i-mode là cách thức triển khai
dự án. Nhóm chuyên biệt cho dự án được thành lập với nhiệm vụ và quyền
hạn rõ ràng. Trưởng nhóm mode lựa chọn hầu hết các thành viên trong
nhóm và tập hợp các thành viên đó trong một cuộc thảo luận công khai về
cách thức hình thành thị trường mới cho dịch vụ truyền dữ liệu qua điện
thoại di động, khích lệ họ gắn bó với dự án. Tất cả những điều đó khiến cho
việc thực hiện dự án i-mode được tiến hành thuận lợi. Thêm vào đó, thành
công của i-mode có được là nhờ DoCoMo đã tạo ra một cuộc chơi đem lại
lợi ích cho cả công ty lẫn đối tác, cộng thêm sự sẵn sàng của người dân
Nhật Bản trong việc sử dụng dịch vụ.