Vậy làm thế nào để vẫn tiến hành được những cải tổ về chiến lược trung
khi các nguồn lực ngày càng ít đi? Thay vì tập trung vào huy động thêm
nguồn lực thì các nhà lãnh đạo theo quan điểm trọng tâm sẽ tìm cách gia
tăng giá trị của nguồn lực họ có. Trong trường hợp thiếu nguồn lực, các nhà
lãnh đạo vẫn có trong tay 3 yếu tố ảnh hưởng không cân xứng mà nhờ
thông qua việc tăng cường giá trị của chúng, họ có thể vừa giải phóng thêm
được các nguồn lực, lại vừa nhân bội giá trị của bản thân các nguồn lực đó.
Ba yếu tố đó là các điểm nóng (hot spots), các điểm lạnh (cold spots) và
đàm phán (horse trading).
Các điểm nóng là những hoạt động đòi hỏi ít nguồn lực đầu vào nhưng
có tiềm năng đạt được kết quả cao. Ngược lại, các điểm lạnh là những hoạt
động yêu cầu nhiều nguồn lực đầu vào những đem lại kết quả thấp. Bất cứ
tổ chức nào cũng có rất nhiều các điểm nóng và điểm lạnh này. Đàm phán
là việc trao đổi nguồn lực dư thừa của bộ phận mình lấy nguồn lực dư thừa
của bộ phận khác để đáp ứng nhu cầu về nguồn lực. Nếu biết cách sử dụng
các nguồn lực hiện có một cách hiệu quả các tổ chức có thể giải quyết triệt
để vấn đề thiếu nguồn lực. Những hoạt động nào tiêu tốn nhiều nguồn lực
nhất nhưng lại đem lại hiệu quả hạn chế. Ngược lại, hoạt động nào tiêu tốn
ít nguồn lực nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhất? Khi các câu hỏi được đặt
ra theo hướng này, các tổ chức sẽ nhanh chóng giải phóng được các nguồn
lực hiện đang được dùng vào những hoạt động kém hiệu quả và điều động
chúng vào những hoạt động mang lại hiệu quả cao hơn. Như vậy nghĩa là tổ
chức đang cùng lúc theo đuổi và đạt được hai mục tiêu: hạ thấp chi phí và
gia tăng giá trị.
Tái phân phối nguồn lực tới các điểm nóng