công nhân lo lắng. Thế nhưng, khi không hiểu đầy đủ và hợp lý về những
điều đang xảy ra, họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi khi tới làm việc ở Nhà máy.
Ban giám đốc cũng không nói rõ họ kỳ vọng gì ở công nhân trong quy
trình sản xuất mới này. Họ thông báo với công nhân rằng họ không đánh
giá kết quả dựa trên thành tích cá nhân mà dựa trên kết quả nhóm. Họ nói
rằng những công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm cần phải giúp đỡ
những công nhân chậm chạp và thiếu kinh nghiệm hơn. Nhưng họ đã
không nói rõ cụ thể hệ thống hình mạng sẽ làm việc như thế nào.
Việc vi phạm những quy tắc của một quy trình hợp lý đã làm giảm niềm
tin của công nhân đối với ban lãnh đạo Nhà máy cũng như đối với quy trình
sản xuất mới. Thực tế, mô hình này tạo ra lợi ích to lớn cho công nhân,
chẳng hạn giúp họ linh hoạt hơn trong sắp xếp công việc, tạo cơ hội nâng
cao tay nghề và có thể làm được nhiều việc hơn. Thế nhưng, các công nhân
chỉ nhìn thấy khía cạnh tiêu cực của việc thay đổi này. Họ bắt đầu nổi giận
và tỏ thái độ bất hợp tác. Họ từ chối giúp đỡ những người mà họ cho là
"những kẻ lười biếng không thể làm được công việc của mình" hay cố tình
hiểu những lời đề nghị giúp đỡ của các công nhân khác là cố tình can thiệp
và phản ứng lại theo kiểu "đây là công việc của mình tôi, anh hãy đi mà lo
công việc của anh".
Thế là lực lượng lao động theo mô hình ở Chester trở nên rời rạc, mất
đoàn kết. Lần đầu tiên trong lịch sử quản lý của nhà máy, các công nhân từ
chối làm những công việc được yêu cầu làm, "ngay cá nếu ông sa thải tôi".
Họ cảm thấy mình không còn tin tưởng Giám đốc nhà máy, người một thời
đã rất thân thiết với họ, và vì thế, họ bỏ qua Giám đốc Nhà máy và tới gặp
trực tiếp những người quản lý ở trụ sở chính. Thiếu một quy trình hợp lý,