trở thành trung tâm trong mọi kế hoạch và hành động chiến lược của bạn.
Nếu cứ như vậy, hình dạng cơ bản của đường giá trị của bạn sẽ bắt đầu hội
tụ với đối thủ cạnh tranh.
Đế tránh cái bẫy cạnh tranh này, bạn cần phải giám sát được đường giá
trị của mình trên bản đồ chiến lược. Việc giám sát đường giá trị như vậy có
thể chỉ ra cho bạn biết khi nào thì nên tiến hành tái đổi mới, khi nào thì
không. Nó cảnh báo bạn khi nào cần tiến tới xây dựng một chiến lược đại
dương xanh mới khi đường cong giá trị của bạn dần hội tụ với đường giá trị
của đối thủ cạnh tranh.
Việc giám sát đường giá trị cũng giúp bạn tránh được việc tìm kiếm một
"đại dương xanh" mới trong khi vẫn còn có những nhánh lợi nhuận lớn đổ
vào đại dương hiện tại. Khi đường giá trị vẫn còn phân kỳ, bạn cần chống
lại cám dỗ của việc đổi mới giá trị một lần nữa. Thay vì thế, nên tập trung
khai thác, mở rộng, đào sâu những hướng kinh doanh hiện tại bằng cách cải
tiến các hoạt động vận hành và sự mở rộng về địa lý để đạt được lợi thế
kinh tế theo quy mô và chiếm được thị phần nhiều hơn nữa. Bạn nên bơi
càng xa càng tốt trong đại dương xanh hiện tại, biến mình thành mục tiêu
liên tục di chuyển, bứt phá hẳn khỏi những kẻ bắt chước đầu tiên và khiến
họ nản lòng trong suốt quá trình theo đuổi bạn. Mục đích chính của bạn
phải là thống trị đại dương xanh đó trước các đối thủ cạnh tranh đầu tiên
càng lâu càng tốt.
Khi đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, thị trường càng trở
nên khốc liệt và đại dương xanh lúc này sẽ chuyển sang nhuốm đỏ. Khi
đường giá trị của đối thủ cạnh tranh đang hội tụ gần giống với đường giá trị
của bạn thì cũng là lúc bạn nên tiến tới thực hiện những đổi mới về giá trị
để xây dựng được một chiến lược đại dương xanh khác cho mình. Vì vậy