CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH - Trang 255

Nhu cầu đối với những chiếc xe thời trang của GM tăng lên nhanh

chóng. Từ năm 1926 đến năm 1950, tổng lượng xe bán ra ở Mỹ mỗi năm
tăng từ 2 triệu đến 7 triệu chiếc và thị phần của GM đã tăng từ 20% lên
50%. trong khi thị phần của Ford giảm từ 50% xuống còn 20%.

Nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong ngành công nghiệp ô tô ở

Mỹ nhờ đại dương xanh này không thể kéo dài mãi mãi. Tiếp nối thành
công đầy ấn tượng của GM, Ford và Chrysler cũng bước vào đại dương
xanh do GM đã tạo ra và ba đại gia này đã theo đuổi cùng một chiến lược -
đó là tung ra những mẫu xe mới hàng năm và đánh vào yếu tố cảm xúc của
khách hàng bằng việc thiết kế nhiều kiểu xe để đáp ứng những lối sống và
nhu cầu khác nhau. Dần dần, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bởi vì ba
nhà sản xuất lớn này đã sao chép và bắt chước chiến lược của nhau. Về mặt
tổng thể, họ nắm giữ hơn 90% thị trường ô tô ở Mỹ. Dường như họ đã cảm
thấy thoả mãn với những gì thu được.

Những chiếc xe nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu của Nhật

Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô không đứng yên một chỗ. Trong thập

kỷ 70 của thế kỷ XX, người Nhật đã tạo ra một đại dương xanh mới, thách
thức ngành công nghiệp ô tô của Mỹ với những chiếc xe nhỏ và hiệu quả.
Thay vì theo đuổi chiến lược ngầm định trong ngành "xe càng lớn càng tốt"
và tập trung vào những loại xe sang trọng, người Nhật đã thay đổi logic
thông thường đó, họ theo đuổi chiến lược tung ra những thiếc xe chất lượng
tốt, kích cỡ nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.