Năm 1995, AMC một lần nữa vực dậy ngành này nhờ việc đưa ra tổ hợp
24 rạp đầu tiên ở Mỹ. Không giống với sự thiếu trang hoàng của cụm rạp,
tổ hợp rạp có những hàng ghế như ở sân vận động (để người xem không
gặp cản trở về tầm nhìn) cùng với những chiếc ghế êm ái, chiếu nhiều bộ
phim hơn với hình ảnh và âm thanh sắc nét. Dù phải đầu tư cho những cải
tiến này, chi phí hoạt động ở những tố hợp rạp vẫn thấp hơn các cụm rạp
multiplex. Đó là vì tổ hợp rạp thường thuê địa điểm ở ngoại vi thành phố,
nơi có giá đất rẻ hơn. Độ rộng của rạp cũng khiến việc mua đất trở nên kinh
tế hơn. Với 24 màn hình chiếu tất cả các phim có trên thị trường, rạp kiểu
này trở nên rất thu hút khách.
Trong những năm cuối thập kỷ 90 của thể kỷ XX, doanh thu trung bình
từ mỗi khách hàng tại tổ hợp rạp của AMC cao hơn 8,8% so với các cụm
rạp chiếu phim. Khoảng cách từ nhà tới các rạp chiếu phim - bán kính khu
vực để người xem có thể đến các rạp chiếu phim đã tăng từ 2 dặm vào giữa
những năm 1990 lên đến 5 dặm đối với tố hợp rạp của AMC. Từ năm 1995
đến 2001, tổng số lượt xem phim tăng từ 1,26 tỷ lên 1,49 tỷ. Các tổ hợp rạp
chỉ chiếm 15% số lượng màn ảnh nhưng chiếm tới 38% doanh thu.
Thành công của đại dương xanh do AMC tạo ra đã khiến những đối thủ
khác trong ngành bắt chước. Quá nhiều tổ hợp rạp được xây chỉ trong thời
gian ngắn và đến năm 2000, nhiều tổ hợp rạp trong số đó phải đóng cửa do
suy thoái kinh tế. Một lần nữa ngành này lại cần đến một đại dương xanh
mới.
Đó thỉ là một phác hoạ của ngành điện ảnh ở Mỹ, các lĩnh vực khác cũng
theo mô hình tương tự. Đó không phải là một ngành có sự hấp dẫn mãi mãi.