CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH - Trang 61

ngành tăng trưởng. Khi đó, sự tăng trưởng này không phải nhờ chiến lược
của công ty mà là do may mắn.

Đầu tư quá nhiều nhưng không hiệu quả

Khi đường giá trị trên sơ đồ chiến lược của một công ty cho thấy công ty

đó chú trọng tới việc cải thiện tất cả các yếu tố cạnh tranh trong ngành,
người ta sẽ đặt ra câu hỏi: Liệu thị phần và lợi nhuận của công ty đó có
tương xứng với những khoản đầu tư họ bỏ ra hay không? Nếu câu trả lời là
"Không" thì đó là dấu hiệu cho thấy công ty đã cung cấp cho khách hàng
quá nhiều so với nhu cầu của họ. Để đổi mới giá trị, công ty phải quyết
định những yếu tố để loại bỏ và giảm bớt nhằm xây dựng đường giá trị
khác biệt, chứ không phải chỉ chú trọng đến những yếu tố cần gia tăng và
hình thành.

Một chiến lược rời rạc

Khi đường giá trị của một công ty có hình dạng giống sợi mỹ spaghetti,

một đường ngoằn ngoèo không có quy luật, có thể mô tả mức độ của các
yếu tố cạnh tranh họ đưa ra theo kiểu: "thấp - cao - thấp - thấp - cao - thấp -
cao", thì đó là dấu hiệu cho thấy công ty này không có một chiến lược nhất
quán. Chiến lược của họ có vẻ như dựa trên nhiều chiến lược nhỏ độc lập
với nhau. Những chiến lược đó có ý nghĩa khi đứng riêng rẽ, nó giúp cho
việc kinh doanh được tiến hành trôi chảy, mọi người đều bận rộn. Tuy
nhiên, khi tập hợp lại với nhau chúng không có mấy tác dụng trong việc tạo
ra sự khác biệt cho công ty so với đối thủ cạnh tranh hay tạo ra một tầm
nhìn chiến lược rõ ràng. Điều đó thường gặp ở những đơn vị có cơ cấu theo
bộ phận hay theo chức năng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.