u sầu. Quá điển hình đến thành ra hoàn toàn láo khoét. Một sự khăng khăng
buồn bã nói quá về tư cách của chính mình để tự mình mơ mộng về mình.
Thằng thủ lĩnh giận dữ nói:
“Toàn là những lời láo khoét cả,” Chập hai bàn tay trắng trẻo, yếu ớt
lại làm một nó thoi mạnh vào cái vách ván. Đối với những thằng nhóc kia,
bàn tay nhỏ bé của nó là biểu hiện của sự tuyệt vọng. Lúc này đây, chúng
đang bị chính những lời láo khoét cự tuyệt. Há chẳng phải thằng thủ lĩnh đã
có lần bảo rằng có một nhãn hiệu gọi là “bất khả” dán lên khắp thế giới sao?
Há chẳng đã lần nó bảo rằng chỉ có bọn chúng là có thể bóc xé cái nhãn
hiệu ấy một lần là xong tuốt đấy ư?
“Thế nào, từ lần trước đến giờ, vị yêng hùng của mày có thay đổi gì
không hở thằng số ba? Nghe đồn lăng nhăng là hắn đã trở về có phải vậy
không?” Thằng thủ lĩnh cảm thấy trăm mắt đổ dồn về mình nên giọng nó
càng thêm lạnh lùng độc địa. Nó vừa nói vừa rút khỏi túi áo chẽn ngoài một
đôi găng tay bằng da rồi lấy tay vuốt cho phẳng phía trên mấy đầu ngón tay
và vén tay áo lên vừa đủ để lộ ra đường chỉ mềm mại màu đỏ.
“Hắn ta đã trở về,” Noboru trả lời với một giọng muốn nói sang
chuyện khác.
“Sao? Thế hắn có làm được điều gì bảnh bao trong chuyến đi vể vừa
rồi không mày?”
“Ờ... có! Hắn gặp một trận bão lớn kinh khủng trong vùng biển
Caribbean.”
“Thế hả? Chắc là hắn ướt như chuột lột? Y như lần hắn phụt nước mà
tắm trong máy nước công viên chứ gì?”
Nghe thằng thủ lĩnh nói, cả lũ đều cười hô hố. Noboru biết mình đang
bị chế giễu nhưng nó mau mắn lấy lại bình tĩnh và kiêu hãnh để kể lại
những hoạt động hàng ngày của Ryuji, y như là báo cáo về lối sống của một
giống côn trùng.
Người thủy thủ đã nhẩn nha lưu lại nhà nó đến mồng bảy tháng giêng.
Khi biết rằng chiếc Rakuyo đã rời bến ra khơi hôm mồng năm, Norobu ngạc
nhiên và kích động lạ thường. Người thanh niên này từng khăng khít gắn
liền với cuộc sông của chiếc Rakuyo, với vẻ quang huy của con tàu, thế mà