lần nên cô không hề thấy đói, chỉ mong tiệc mau tàn để về cho chóng. Nhìn
lướt qua mọi người trong sảnh, sau ba tuần rượu, hầu như đều đã ngà ngà,
chỉ riêng Ngạc vương Lý Nhuận thẫn thờ ngơ ngác, đang chuốc chén thù
tạc lại ngây ra, có vẻ không bình thường.
Lý Thư Bạch cũng nhận thấy, bèn giơ chén hướng về phía y. Lý Nhuận giơ
chén lên đáp lễ, ánh mắt đờ đẫn, uống hớp rượu cũng có vẻ khó nhọc.
Giữa sảnh đường huyên náo, Hoàng Tử Hà loáng thoáng nghe thấy tiếng gõ
báo giờ từ bên ngoài vọng vào. Lý Nhuận cạn chén rượu trên tay, rồi đứng
dậy thong thả bước ra ngoài.
Người hầu phủ Ngạc đứng phía sau Lý Nhuận, hối hả bước lên định đi theo,
song y giơ tay ngăn lại, một mình bước ra cửa. Hoàng Tử Hà đoán y đi thay
áo, nên cũn bỏ qua, dồn chú ý vào Lý Thư Bạch.
Tửu lượng Quỳ vương
rất khá, trừ hoàng đế ra, y là người uống nhiều nhất, vậy mà vẫn bình thản
như thường. Ngài ngự ngồi trên đã ngà ngà, mí mắt nặng trịch, song vẫn hồ
hởi vẫy Lý Thư Bạch lại hỏi chuyện: "Tứ đệ, nghe nói đệ lo liệu xong việc
bảy mươi hai tòa tháp rồi ư?"
"Thưa vâng, hôm qua đã bàn bạc đâu vào đấy cả rồi, phú thương các châu
huyện tranh nhau giành suất xây tháp rước cốt Phật, đấu giá ở bộ Công rất
náo nhiệt."
"Tốt lắm, triều đình đúng là không thể thiếu nhân tài như Tứ đệ! '' Hoàng đế
vỗ vỗ cánh tay y tán thưởng, rồi lại sầm mặt tiếp: "Nhưng đệ có nghĩ bảy
mươi hai tòa tháp này cũng là bảy mươi hai phần công đức vô lượng, giờ đệ
làm vậy chẳng phải là trẫm mất phần công đức, mà đám thương nhân xây
tháp kia lại được công đức sao? Là trẫm muốn rước cốt Phật vào kinh, sao
công đức lại chia cho chúng được?"
"Bệ hạ say rồi." Lý Thư Bạch bình thản đáp, "Thiên hạ là thiên hạ của bệ
hạ, cốt Phật rước về cùng đặt tại Phật đường trong cung để bệ hạ lễ bái ngày