trừ trường hợp ta giả thiết là trong một nhà nước tốt (tuyệt hảo), mọi công
dân đều là những con người tốt.
Thêm nữa, ta có thể so sánh nhà nước, một tổng thể gồm nhiều phần tử
khác nhau, với một con người: gồm có thể xác và tinh thần, tinh thần lại có
lý trí và lòng ham muốn; thể xác gồm có gia đình, chồng vợ, của cải, chủ
nhân và nô lệ, và những phần tử khác nhau. Như thế đức tính của tất cả mọi
công dân không thể nào giống nhau, cũng như sự xuất sắc của người ca
trưởng không giống như của các ca viên. Từ những nhận xét này, tôi đã
chứng minh rằng đức tính của công dân tốt và của người tốt không thể hoàn
toàn và tuyệt đối giống như nhau.
Thế nhưng liệu có trường hợp nào mà đức tính của một công dân tốt và của
một người tốt trùng hợp với nhau? Ta có thể trả lời rằng một nhà cầm
quyền tốt là một người “tốt” và “khôn ngoan,” và những ai muốn trở thành
nhà cầm quyền phải là người khôn ngoan. Ta cũng thấy rằng nhà cầm
quyền được giáo dục theo cách đặc biệt; chẳng phải các hoàng tử được
huấn luyện chuyên môn về thuật kỵ mã và quân sự? Như thi hào
Euripides đã cho nhân vật của mình, là một ông vua, nói về giáo dục cho
hoàng tử:
“Đừng dạy những gì cao siêu, nhưng là những gì đất nước cần hơn cả.”
Câu này cho thấy nhà cai trị được huấn luyện đặc biệt. Như vậy, ta có thể
cho rằng, trong trường hợp nhà cai trị, đức tính của công dân và đức tính
của một người tốt hoàn toàn giống nhau. Nhưng vì đối tượng là công dân
thường, cho nên, đức tính của một công dân và của một người tốt không thể
nào hoàn toàn giống nhau, dù có thể giống nhau trong một vài trường hợp
đặc biệt [khi công dân trở thành nhà cai trị], vì đức tính của nhà cai trị khác
với đức tính của công dân. Cũng chính vì sự khác nhau này mà
Jason, người xứ Pherae, đã nói: “Ta cảm thấy đói khi ta không còn là một
bạo quân,” câu nói này cho thấy ông không biết sống đời sống thường dân
như thế nào. Nhưng, trên mặt khác, người ta cũng có thể lý luận rằng người