CHÍNH TRỊ LUẬN (THE POLITICS) - Trang 16

sống tốt đẹp cho mọi người. Chế độ nào đạt được mục đích này là chế độ
đúng đắn; ngược lại, chế độ nào chỉ phục vụ cho quyền lợi của giới cầm
quyền là chế độ bất công, vì quốc gia là sự kết hợp của những con người tự
do và bình đẳng (C.6, §9).

Trong các Chương 6-8, Aristotle phân tích các loại chế độ đúng đắn và các
biến thể sai lầm của các chế độ này. Theo Aristotle, cơ cấu chính trị do hiến
pháp đặt ra là cơ cấu tối thượng. Cơ cấu này có thể do Một người, Vài
người, hay Đa số nắm giữ. Aristotle phân loại các chế độ chính trị như sau:
Quân chủ (một người), Quý tộc (vài người), và Đa số (gồm các công dân có
tài sản - Aristotle dùng từ “polity” để chỉ chế độ này). Dù dưới hình thức
nào, khi cơ cấu tối thượng này cai trị nhằm đem lại cái “tốt” chung cho mọi
người, thì nhất thiết nó phải là cơ cấu chính trị đúng đắn và tốt. Nếu các chế
độ kể trên chỉ lo cho quyền lợi riêng thì chúng được coi như bị biến thái
thành những chế độ xấu xa, như Bạo chúa (tyranny) thay cho Quân chủ,
Quả đầu (oligarchy, thiểu số chỉ lo cho quyền lợi của dân giàu) thay cho
Quý tộc, và Dân chủ (democracy) thay cho Đa số
(Aristotle và người Hy Lạp thời đó quan niệm rằng dân chủ là chế độ chỉ lo
cho quyền lợi của dân nghèo). Thế còn trường hợp trong một nước có đa số
là dân giàu và thiểu số là dân nghèo thì sao? Aristotle cho rằng con số
nhiều, ít chỉ có tính tương đối, và nhấn mạnh một chế độ được xem là chế
độ quả đầu nếu những người cai trị lo cho quyền lợi của người giàu (bất kể
số người này nhiều hay ít), và một chế độ được xem là dân chủ nếu do
thành phần dân nghèo cai trị (C.8, §7).

Trong Chương 9, Aristotle bàn đến các nguyên tắc của chế độ Quả đầu và
Dân chủ, dựa trên khái niệm về công bằng và bình đẳng. Những người theo
chế độ Dân chủ cho rằng vì mọi người sinh ra đều bình đẳng, như vậy trên
căn bản công bằng, mọi người đều có quyền ngang nhau. Những người
theo chế độ Quả đầu lại nghĩ khác: nếu mọi người giàu nghèo khác nhau thì
theo công lý, họ cũng có những quyền khác nhau; những người đóng góp
cho nhà nước một đồng không thể có ngang quyền với những người đóng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.