CHÍNH TRỊ LUẬN (THE POLITICS) - Trang 19

trong một xã hội, tầng lớp trung lưu chính là số trung bình cộng đó.
Aristotle viết: “Những kẻ ở hai cực - cực đẹp, cực khoẻ, cực sang, cực giàu
và những kẻ ở cực đối nghịch, cực nghèo, cực yếu, cực hạ tiện - là những
kẻ khó lòng hành động theo lý trí” (C.11, §5). Quan niệm này cũng tương
tự như quan niệm “trung dung” của Khổng Tử bên Phương Đông.

Quyển V gồm 12 chương, mang tựa đề “Nguyên nhân của cách mạng và sự
thay đổi chế độ.” Quan điểm hiện đại về cách mạng thường mang theo ý
nghĩa tích cực, đổi cái cũ thay bằng cái mới, tích cực hơn, tiến bộ hơn. Tuy
nhiên, cách mạng, theo ý nghĩa Aristotle dùng, thuần tuý chỉ là sự thay đổi
chế độ, mang tính khách quan, không tốt cũng không xấu. Chế độ mới có
thể tốt hơn, nhưng cũng có thể xấu hơn chế độ vừa mới “bị” cách mạng.
Thành thử, từ ngữ “phản cách mạng” không có ý nghĩa gì hết theo quan
niệm của Aristotle.

Mười hai chương của Quyển V được chia làm hai phần. Phần đầu, từ
Chương 1-4, nêu lên các nguyên nhân tổng quát tạo ra cách mạng. Nguyên
nhân tạo ra cách mạng, theo Aristotle, là do sự diễn dịch khác nhau của các
thành phần dân chúng khác nhau về công lý và bình đẳng. Những người
theo dân chủ quan niệm rằng, hễ những ai bình đẳng trên một phương diện,
thì cũng bình đẳng trên mọi phương diện (mọi người đều sinh ra như nhau,
nên cũng bình đẳng như nhau); những người theo quan niệm quả đầu lại
quan niệm rằng những ai không bình đẳng trên một phương diện nào đó, thì
tất yếu cũng không bình đẳng (trên phương diện của cải, chẳng hạn). Hai
quan niệm xung đột này đưa đến tranh chấp và hành vi dấy loạn. Nhưng do
đâu mà người ta nổi loạn? Aristotle (C.2) đưa ra ba động cơ chính: động cơ
tâm lý, mục tiêu của tranh chấp, và các điều kiện dẫn đến tranh chấp. Động
cơ tâm lý chính là những cảm xúc và nhiệt tình đối với sự bình đẳng.
Những kẻ thua thiệt đấu tranh để được bình đẳng với những người khác;
những người thuộc thành phần khá giả đấu tranh để bảo vệ địa vị xã hội của
mình. Mục tiêu tranh chấp của cả hai phe không gì khác hơn là “danh” và
“lợi.” Danh và lợi cũng là điều kiện đưa đến tranh chấp: khi là mục tiêu,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.