do dân sự, qua đó người dân sống theo ý mà mình thích, bao hàm ý nghĩa
tự do là không bị chính quyền xâm phạm. Các đặc tính của chế độ dân chủ
gồm có: mọi công dân đều có quyền tranh cử vào các chức vụ của chính
quyền, không ai giữ một chức vụ nào trong chính quyền quá hai lần; mọi
chức vụ trong chính quyền đều được trả lương, và nhiệm kỳ của chức vụ
cũng không kéo dài quá lâu (C.2).
Aristotle liệt kê bốn mô hình dân chủ được tạo nên tuỳ theo thành phần dân
chúng. Chế độ dân chủ tốt nhất là chế độ mà quần chúng gồm đa số là nông
dân. Aristotle lý luận rằng, vì nông dân là những người không có nhiều tài
sản và phải bận rộn với đồng áng nên không có thì giờ tham gia vào các
cuộc nghị hội. Quần chúng nông dân cần lợi hơn cần danh, nên họ chỉ cần
có quyền bầu ra các viên chức chính quyền và quyền bãi miễn viên chức
chính quyền nếu không hoàn thành trách vụ. Chế độ dân chủ tốt thứ hai là
chế độ gồm những người sống bằng nghề chăn nuôi; chế độ này cũng tương
tự như chế độ gồm đa số nông dân. Hai chế độ dân chủ còn lại do thương
nhân, công nhân hay giới lao động tạo nên, theo Aristotle, là những chế độ
dân chủ tệ hại và không bền vững, vì hai giới này sống gần thành thị,
thường lai vãng đến các nơi nghị hội và tạo ra các xáo trộn chính trị.
Sau chế độ dân chủ, Aristotle bàn đến việc xây dựng chế độ quả đầu. Chế
độ quả đầu tốt nhất là chế độ dung hợp giữa quả đầu (thuần tuý) và dân
chủ, một chế độ được gọi là “polity.” Chính quyền được chia làm hai
“viện”: hạ viện dành cho dân có ít của cải, và thượng viện dành cho dân có
nhiều của cải hơn (đã nói đến ở Chương 2).
Trong Chương 8, Aristotle luận về các cơ quan chính quyền cần thiết cho
một quốc gia. Các cơ quan do
Aristotle đề nghị hơn 2000 năm trước vẫn còn được tổ chức trong các mô
hình hiện nay; cụ thể là cơ quan kiểm soát thị trường nhằm bảo đảm cho
việc buôn bán và thi hành các giao kèo được đúng đắn và trật tự. Cơ quan
thứ nhì nhằm kiểm soát các bất động sản, công cũng như tư, và bảo trì công