CHÍNH TRỊ LUẬN (THE POLITICS) - Trang 22

thự và đường xá. Cơ quan thứ ba cũng tương tự như cơ quan thứ nhì, nhưng
liên quan đến các khu vực ngoài thành phố và rừng núi (kiểm lâm). Cơ
quan thứ tư là ngân khố để thu giữ tiền của nhà nước và để trả lương cho
nhân viên. Cơ quan thứ năm là văn khố lưu giữ tất cả mọi khế ước, tài liệu
công cũng như tư. Cơ quan thứ sáu là cơ quan thi hành các bản án, giam
giữ tội phạm. Trên những cơ quan cần thiết này để điều hành sinh hoạt, một
quốc gia còn cần các cơ quan sau đây: quốc phòng, thanh tra tài chính các
cơ quan chính quyền và quốc dân nghị hội.

Aristotle bàn về các lý tưởng chính trị và các nguyên tắc giáo dục trong
Quyển VII. Quyển VII được chia làm 3 phần. Phần thứ nhất luận về lý
tưởng chính trị và bản chất của đời sống hạnh phúc nhất và tốt nhất. Với lý
luận quy nạp, Aristotle đi từ nhận xét về cá nhân con người, rồi suy ra đến
quốc gia. Theo Aristotle, đời sống con người có ba cái “tốt”: những cái tốt
thuộc vật chất ngoại tại, tức là những cái tốt thuộc thể chất, và những cái tốt
thuộc tinh thần. Những cái tốt thuộc về tinh thần là những điều cao cả nhất,
như can đảm, khôn ngoan và các đức hạnh khác. Những đức hạnh này
chẳng phải do số phận tạo nên mà có sẵn ngay trong mỗi người. Aristotle
kết luận, “đời sống tốt đẹp nhất cho quốc gia và cá nhân là đời sống đức
hạnh được trang bị bởi những cái tốt vật chất ngoại tại, và thể chất, những
điều kiện cần thiết để cho con người có thể tham dự vào các hoạt động đem
lại sự tốt lành cho quốc gia” (C.1). Tuy nhiên, trong thực tế, đời sống tốt
đẹp nhất của con người là đời sống như thế nào? Aristotle cho rằng có hai
loại: đời sống thiên về thực tiễn và đời sống thiên về tư tưởng. Đời sống
thực tiễn cao nhất là đời sống chính trị và đời sống tư tưởng cao nhất là đời
sống hợp với triết học (C.2, 3).

Phần thứ hai luận về các điều kiện cần thiết cho một quốc gia, được coi là
lý tưởng, gồm các điều kiện như: dân số, bản chất của dân chúng, cấu trúc
xã hội, và lãnh thổ cùng vị thế địa lý của quốc gia. Nhưng dân số, lãnh thổ
như thế nào thì được coi là lý tưởng? Đông dân quá hay ít dân quá đều có
hại. Aristotle đưa ra công thức cho một dân số lý tưởng là “con số lớn nhất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.