CHÍNH TRỊ LUẬN (THE POLITICS) - Trang 20

danh-lợi tạo ra bất mãn vì con người muốn chiếm đoạt các mục tiêu này;
khi là điều kiện, danh-lợi dẫn đến bất mãn vì người ta thấy kẻ khác được
hưởng nhiều danh vọng và lợi lộc hơn mình.

Phần hai, từ Chương 5-12, nêu lên các nguyên nhân đặc thù tạo ra cách
mạng và thay đổi chế độ chính trị, cùng những phương cách bảo vệ chế độ.
Trong chế độ dân chủ, nguyên nhân gây ra sự sụp đổ chế độ là những kẻ mị
dân, tức là những chính khách lợi dụng thành kiến, cảm xúc, sợ hãi, hy
vọng, và ngay cả lòng ái quốc để khích động đám đông cho mưu đồ chính
trị (trong thế kỷ 20 ta thấy có rất nhiều chính trị gia mị dân, điển hình nhất
là Hitler). Tất cả những kẻ mị dân khi lên nắm quyền đều trở thành độc tài,
bạo ngược. Chế độ Quả đầu bị sụp đổ vì giai cấp thiểu số thống trị đàn áp
và đối xử bất công với đa số bị trị (các chế độ độc đảng ngày nay là hình
thức rõ rệt nhất của chế độ Quả đầu). Chế độ Quý tộc bị sụp đổ vì giai cấp
cai trị đã đi chệch khỏi nguyên tắc công bình của chế độ, nhất là khi chức
vụ được sử dụng như phương tiện để mưu lợi cho cá nhân (C.8, §15).

Để bảo vệ một chế độ, Aristotle đề nghị phải giáo dục quần chúng sao cho
người dân sống và hành động theo đúng tinh thần của hiến pháp tạo dựng
ra chế độ. Một câu nói khá quen thuộc với chúng ta ngày nay là: “người
dân nào, chế độ đó.” Tuy nhiên, Aristotle khuyến cáo là việc giáo dục công
dân không chỉ nhằm giáo dục họ để thi hành những cái hay, cái đẹp của chế
độ, mà còn là giáo dục để họ biết và tránh làm những điều khiến chế độ suy
vong (C.9, §13). Aristotle còn trở lại với đề tài giáo dục trong Quyển VIII.

Quyển VI gồm 8 chương, bàn về các phương thức thiết lập chế độ Dân chủ
và Quả đầu, liên quan đến ba ngành của chính quyền: hành pháp, tư pháp
và lập pháp. Tư tưởng căn bản của dân chủ là tự do, và đó cũng là mục đích
chính của chế độ dân chủ. Tự do, theo Aristotle gồm hai phần: thứ nhất là
tự do chính trị, nghĩa là mọi người dân đều có thể tham chính (qua bầu cử
vào các chức vụ trong chính quyền), và ý kiến của đa số được coi là ý kiến
chung, được mọi người công nhận (thiểu số phục tùng đa số); thứ hai là tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.