những kẻ bất lương thì lại không tin được, vì chính những người này còn
cần bị canh giữ chứ đừng nói đến việc đi canh giữ người khác. Bởi thế,
nhiệm vụ này không nên trao cho một người thường xuyên canh giữ tù
nhân, mà nên giao cho những đội thanh niên (đã qua huấn luyện quân sự)
do những quan chức khác nhau chỉ huy.
Đây là những quan chức không thể thiếu được và phải được xếp hạng đầu
tiên. Kế tới là những cơ quan cũng quan trọng không kém, nhưng xếp hạng
cao hơn và đòi hỏi những viên chức có nhiều kinh nghiệm và lòng trung
thành với quốc gia hơn. Đó là những quan chức giữ nhiệm vụ bảo vệ thành
trì và những nhiệm vụ quân sự khác. Trách nhiệm của những quan chức
này trong thời chiến cũng như thời bình là bảo vệ thành trì, tập họp và chỉ
huy dân chúng. Tại một số nước, có nhiều cơ quan lo về quốc phòng, một
số nước khác lại có ít hơn, còn những nước nhỏ, chỉ có một. Những quan
chức này được gọi là tướng soái. Nếu những nước có cả kỵ binh, khinh
binh, cung thủ, hoặc hải quân, thì mỗi ngành khác nhau do một sĩ quan
riêng biệt chỉ huy, như đô đốc, tướng soái quân kỵ hoặc tướng soái khinh
binh. Bên dưới mỗi cấp tướng là những cấp tá, v.v..., và tất cả những sĩ
quan này thuộc về bộ chiến tranh và bộ chỉ huy quân sự.
Nhưng vì có nhiều cơ quan, nếu không muốn nói là tất cả, sử dụng công
quỹ, cho nên phải có một cơ quan giám sát và kiểm toán chi thu, đồng thời
không giữ thêm nhiệm vụ nào khác nữa. Những quan chức này có nhiều tên
gọi khác nhau: kiểm toán, kiểm soát tài chánh, hay kế toán. Bên cạnh
những cơ quan này còn có một cơ quan cao cấp hơn lo về đệ trình những
vấn đề cần thảo luận, phê chuẩn tại nghị viện, và chủ toạ những phiên họp
của nghị viện. Có nơi gọi cơ quan 10 người này là uỷ ban sơ bộ, vì họ sẽ
thảo luận trước, xem những vấn đề nào cần đưa ra nghị viện, còn trong chế
độ dân chủ thì gọi là uỷ ban quốc hội. Những uỷ viên này là những quan
chứcchính trị chính yếu của một nước.