CHÍNH TRỊ LUẬN (THE POLITICS) - Trang 273

bên ngoài, nhưng có được vật chất bên ngoài là nhờ vào đức hạnh. Còn
những người có hạnh phúc, không kể hạnh phúc về thể xác hay tinh thần,
thường là những người đã dày công tu dưỡng đức tính, tâm trí, và chỉ có
một số vật chất bên ngoài vừa đủ, chứ không phải là những người có thừa
mứa vật chất bên ngoài, nhưng lại nghèo nàn về đức tính. Nhận xét này
không những chỉ là kết quả của kinh nghiệm, mà nếu nghĩ cho kỹ, sẽ thấy
rất phù hợp với luận lý. Ta thấy rõ tất cả vật chất bên ngoài đều có giới hạn,
và cũng như mọi dụng cụ, hoặc những thứ gì hữu dụng cho con người, thì
khi có nhiều quá những thứ này sẽ làm hại con người, hoặc là không còn
hữu dụng cho con người nữa. Đối với tinh thần hay tâm hồn, trái lại, những
gì làm tốt cho tâm hồn thì càng có nhiều càng tốt, và đó mới xứng đáng gọi
là hữu dụng. Một cách tổng quát, ta có thể nói mà không cần chứng minh là
nếu tình trạng tốt nhất của vật A tốt hơn tình trạng tốt nhất của vật B, thì A
cũng tốt hơn B.

137

Cho nên, nếu tinh thần được xem là cao cả hơn vật chất

hay thể chất, theo cả nghĩa tuyệt đối và tương đối, thì ta phải đồng ý là tình
trạng tốt nhất của tâm hồn cũng phải cao cả hơn tình trạng tốt nhất của vật
chất hay thể chất. Tóm lại, vì tinh thần mà người ta cần đến vật chất và thể
chất, và người khôn nên chọn những gì làm lợi cho tinh thần, chứ không
chọn những gì làm lợi cho vật chất hay thể chất mà có hại đến tinh thần.

Ta hãy thừa nhận rằng, khi đức hạnh và sự khôn ngoan của một người được
thể hiện qua hành động càng nhiều bao nhiêu, thì người đó càng có được
hạnh phúc nhiều bấy nhiêu. Thượng Đế là bằng chứng cho chân lý này, vì
hạnh phúc và phước hạnh là tự tính của Thượng Đế chứ không phải từ
ngoại vật. Từ đó, ta có thể phân biệt được đâu là vận may và đâu là hạnh
phúc. Con người có thể do sự tình cờ và ngẫu nhiên mà có được những điều
tốt đẹp “thân ngoại chi vật,” và ta gọi đó là vận may; nhưng chẳng có ai đạt
được sự công chính và điềm đạm (qua đó có được hạnh phúc) vì tình cờ
hay ngẫu nhiên cả, [mà phải qua một quá trình tu tập]. Tương tự như thế, và
cùng một lý luận, ta có thể suy ra, một quốc gia hạnh phúc là một nước tự
nó đã có một nền đạo đức tốt nhất và có những hành động đúng đắn, bởi vì
người ta không thể làm “tốt” nếu không làm “đúng.” Cả cá nhân và quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.