Ta thấy hiển nhiên một nước có lực lượng hải quân tương đối mạnh là một
lợi thế của nước đó không chỉ về phương diện phòng thủ. Một nước không
những phải có sức mạnh đáng nể đối với chính dân của mình mà còn đối
với những lân bang nữa để, nếu cần, có thể hỗ trợ cho lân bang bằng đường
biển cũng như đường bộ. Lực lượng hải quân lớn cỡ nào thì vừa, còn tuỳ
vào đặc tính của mỗi nước. Nếu một nước muốn đóng vai trò tích cực trong
quan hệ và lãnh đạo các nước khác, thì lực lượng hải quân cũng phải tương
xứng với vai trò này. Dân số không cần phải tăng gia để đáp ứng cho lực
lượng hải quân, vì thuỷ thủ đương nhiên là công dân rồi, tức là những
người tựdo có quyền kiểm soát và chỉ huy trạo phu. Còn trạo phu thì không
thiếu gì từ những nông nô hay lao động. Ngày nay, ta còn thấy điều này
được áp dụng như tại Heraclea [trên bờ Hắc Hải] chẳng hạn. Tuy là một
nước nhỏ so với nhiều nước khác, Heraclea vẫn có một hạm đội đáng nể.
Tới đây là phần kết luận của đề tài liên quan đến lãnh thổ, hải cảng, thị trấn
và mối quan hệ của những điều này với sức mạnh hải quân và thông thương
đường biển.