con số chiến sĩ là năm ngàn người, thay vì chỉ có một ngàn người như đã
được đề nghị trong cuốn Cộng Hoà.
Những bài nghị luận của Socrates luôn luôn độc đáo, phong nhã trong văn
chương và sáng tạo trong tư tưởng; nhưng có lẽ ta không thể đòi hỏi mọi
điều ông viết đều toàn hảo. Ta đừng quên một điều là chỉ với sự kiện năm
ngàn công dân mà ông nhắc tới, ta cần phải có một lãnh thổ rộng bằng xứ
Babylon, hoặc một vùng đất rộng lớn nào đó để có thể dung dưỡng chừng
đó người, chưa kể đến số đàn bà, trẻ con và những kẻ hầu hạ còn nhiều gấp
mấy lần số năm ngàn người. Khi cấu tạo nên một mô hình lý tưởng, ta có
thể tha hồ đặt ra giả thuyết này nọ theo ý thích, nhưng cũng nên tránh
những điều bất khả thực hiện.
Trong cuốn Luật Pháp có nói rằng, nhà lập pháp nên luôn để ý đến hai điều
- dân chúng và lãnh thổ; nhưng cũng không được quên các nước lân cận,
thứ nhất là vì một quốc gia phải có đời sống chính trị, tức là quan hệ với
các nước khác, chứ không phải là một nước tự cô lập, sống riêng rẽ một
mình. Vì một nước phải có một lực lượng quân sự, không phải chỉ sử dụng
trong nước mà khi cần còn để đối phó với nước ngoài. Ngay cả khi ta cho
rằng một đời sống bận bịu, tất bật không phải là đời sống tốt đẹp nhất đối
với cá nhân hay quốc gia,
thì một nước phải có khả năng làm quân thù
ngán sợ, dù để tấn công hay phòng thủ.
Điểm thứ hai là: số lượng tài sản [cá nhân] có nên được xác định một cách
rõ ràng hơn cách thức được đề nghị trong Luật Pháp? Socrates nói rằng một
người nên có đủ tài sản để có thể sinh sống một cách có chừng mực [không
xa hoa cũng không bần tiện], nói một cách khác là “sống sung túc;” nhưng
nói vậy thì quá tổng quát. Thêm nữa, cũng có những người sống có chừng
mực nhưng vẫn khổ sở. Một định nghĩa hay hơn là người ta nên có đủ tài
sản để có thể vừa sống có chừng mực vừa có được sự hào phóng. Nếu hai
đặc tính này tách rời nhau, thì hào phóng sẽ đưa đến xa hoa, còn chừng
mực sẽ đưa đến bần tiện. Do vậy, sự hào phóng và chừng mực là hai tính