CHÓ DẪN ĐƯỜNG PHIÊU LƯU KÝ - TẬP 2 - Trang 170

Từ “dẫn đường” mang nghĩa rộng như thế đấy. Còn từ “hướng dẫn đường”
nghe xa cách làm sao ấy, lại mang tính công nghệ nữa, các bạn có đồng ý
không? Nếu có quyền, hẳn tôi không bao giờ cho phép sử dụng từ ấy trong
nghề của chúng tôi. Bây giờ các bạn sẽ tự luận xem nhé. Tôi sẽ đưa ra một
vài dẫn chứng để các bạn nghĩ xem có thể dùng từ “hướng dẫn đường” cho
chúng tôi được hay không.

Từ “hướng dẫn đường” còn được dùng cho nhân viên đường sắt phụ trách
toa, chịu trách nhiệm phục vụ hành khách và nhắc nhở họ khi gần đến ga
cần xuống. Đó là một nghề tốt đẹp, tôi không phủ nhận, nhưng để gọi
những người làm nghề ấy là đồng nghiệp của tôi thì thật khó mở miệng.
Lần nọ, tôi còn gặp rắc rối với một nhân viên “hướng dẫn đường” trên tàu.
Hẳn các bạn còn nhớ, ngay từ đầu tôi đã kể về chuyến đi đến Saint
Peterburg. Thì đây, các bạn cứ hình dung đi. Mọi người mua vé theo đúng
quy định, rồi chúng tôi lên tàu. Bỗng bà nhân viên “hướng dẫn đường”
tuyên bố:

- Không được mang chó lên tàu!

Cô Lêna, huấn luyện viên của tôi trình ra các loại giấy tờ tùy thân của tôi và
giải thích rằng tôi là chó dẫn đường, được phép đi tàu. May mà cô ấy không
buột miệng gọi tôi là chó “hướng dẫn đường”, nếu không, chẳng biết mọi
chuyện sẽ kết thúc ra sao. Người ta có người thế này người thế khác – bà
phụ trách toa có thể nghĩ rằng chúng tôi ám chỉ bà ấy.

- Thế các vị đã mua vé cho nó chưa? – Bà “hướng dẫn đường” hỏi.

- Chó dẫn đường không cần vé mà. – Huấn luyện viên của tôi nhẫn nại giải
thích.

- Sao lại không cần? – Bà nọ ngạc nhiên. – Ai nói với các vị như thế?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.