chúng (có chúng nằm trong) cho khỏi lắc lư. Chuyện đó xẩy ra trước khi họ
ly dị và Ammu trở về Kerala.
Theo lời Estha, nếu các em sinh ra trên xe buýt, thì suốt đời phải được
đi xe không mất tiền. Chẳng biết em lấy cái tin ấy ở đâu ra, hoặc vì sao biết
được những điều ấy, nhưng trong suốt nhiều năm hai đứa trẻ sinh đôi ấp ủ
một niềm trách móc mơ hồ đối với bố mẹ đã lừa chúng chuyện đi xe
Các em còn tin rằng nếu bị ngựa vằn dẫm chết, Chính phủ sẽ trả tiền
đám ma cho các em. Chúng có ấn tượng rõ ràng là bị ngựa vằn dẫm nhất
định sẽ được thế. Nhưng ở Ayemenem, và thậm chí cả ở Kottayam là thành
phố gần đó nhất, chẳng có con ngựa vằn nào chạy qua mà dẫm, nhưng các
em đã nhìn thấy mấy con qua cửa kính ôtô lúc đến Cochin, cách đó hai giờ
xe chạy.
Chính phủ chẳng bao giờ trả tiền cho đám ma Sophie Mol, vì cô bé
không bị ngựa vằn dẫm phải. Đám tang cô bé diễn ra tại ngôi nhà thờ cũ kỹ
vừa quét vôi lại ở Ayemenem. Em là chị họ của Estha và Rahel, con gái của
bác Chacko. Em từ nước Anh sang chơi. Estha và Rahel lên bẩy thì em
chết. Sophie Mol mới gần chín tuổi. Em có một quan tài riêng đóng cho trẻ
con.
Phủ sa tanh
Tay cầm bằng đồng óng ánh.
Em nằm trong đó, mái tóc buộc một sợi ru băng in những bông hoa
chuông mầu vàng, một chiếc túi xinh xắn làm ở Anh mà em ưa thích. Mặt
em nhợt nhạt và nhăn nheo như ngón tay cái nhúng nước quá lâu. Cả giáo
đoàn tụ tập quanh quan tài, nhà thờ mẩu vàng phình lên như cái cổ họng lúc
ngân một bài hát buồn. Các thầy tu đu đưa những bình hương trầm, không