bao giờ. Bà không tin có máy truyền hình. Nếu có người nói đến chuyện đó,
Kochu Maria ra bộ như ông ấy hoặc bà ấy coi thường sự hiểu biết của bà,
Kochu Maria rất cảnh giác với những lời miêu tả của những người khác về
thế giới bên ngoài. Bà cho rằng họ lăng nhục sự thiếu giáo dục và sự cả tin
(trước kia) của bà. Bây giờ thì lại đảo ngược hoàn toàn. Kochu Maria là một
người khó mà tin bất cứ ai nói bất cứ điều gì. Mấy tháng trước đây, hồi
tháng Bẩy, khi Rahel kể với bà là nhà du hành vũ trụ Mỹ Neil Armstrong đã
dạo bước trên mặt trăng, bà cười phá lên mỉa mai và nói diễn viên nhào lộn
người Malayali tên là O. Muthachen đã nhào lộn trên mặt trời. Bà sẵn sàng
công nhận là người Mỹ có tồn tại, dù bà chưa thấy ai bao giờ. Thậm chí bà
còn sẵn lòng tin cái ông Neil Armstrong ấy có thể là có, dù tên ông ta khá
kỳ cục. Nhưng đi dạo trên mặt trăng ư? Thưa không ạ. Bà chẳng tin những
bức ảnh mầu xanh, lờ mờ trên tờ Malayala Manorama mà bà không đọc
được.
Bà vẫn cho rằng Estha sỉ nhục bà bằng tiếng Anh, khi cậu nói “Et tu,
Kochu Maria!”. Bà tưởng câu ấy có nghĩa là Kochu Maria, bà là người lùn,
đen đủi, xấu xí. Bà đợi dịp thích hợp sẽ mách cho mà xem.
Bà đã bơm xong kem lên chiếc bánh ngọt cao. Rồi bà quay ngoắt đầu,
bơm nốt chỗ kem thừa lên lưỡi. Những vòng socola cuộn tròn vô tận trên
chiếc lưỡi mầu hồng của Kochu Maria. Lúc Mammachi gọi từ trên hiên
(“Kochu Maria! Tôi nghe thấy tiếng xe!”), miệng bà đầy những kem và bà
không thể trả lời. Lúc nuốt xong, bà đưa lưỡi quét lên răng, rồi đánh lưỡi
vào vòm miệng, ra vẻ như vừa ăn phải cái gì ch
Tiếng chiếc xe mầu xanh vọng từ xa (qua bến xe buýt, qua trường học,
qua ngôi nhà thờ mầu vàng rồi leo lên con đường đỏ, gập ghềnh, lách qua
những cây cao su), tạo thành tiếng ì ầm qua dinh cơ ám khói, xám xịt của
Thiên đường Hoa quả dầm.