Đó là điều người nọ thì thào với người kia, tuy em chẳng biết làm một
cô gái phải ra sao nữa.
Họ không nhận xét gì thêm.
Lạ lùng thay, sự bỏ lơ ấy đã làm tinh thần thư thái lên nhiều.
Rahel lớn lên, chẳng được chỉ bảo tường tận. Chẳng có người nào thu
xếp cuộc hôn nhân cho cô. Chẳng ai cho cô một món hồi môn, nên chẳng
thấy bóng dáng một vị hôn phu nào sắp xuất hiện.
Vì thế chừng nào cô còn chưa náo động vì việc đó, cô còn thoải mái vì
những câu hỏi của riêng mình: về bộ ngực và liệu có bị thương tổn không.
Về bộ tóc giả và đốt ra sao. Về cuộc sống và sống như thế nào.
Khi học xong trung học, cô vào một trường Đại học Kiến trúc ở Delhi.
Chẳng phải vì cô say mê gì kiến trúc. Thật ra, cô hiểu về ngành này rất hời
hợt. Chẳng qua cô tình cờ thi vào và thi đỗ. Các giáo viên có ấn tượng vì
quy mô bức phác thảo bằng chì than của cô (rất lớn) hơn là vì kỹ năng.
Những đường nét vô tư và mạnh bạo không gây được lòng tin về nghệ
thuật, vì thực ra người sáng tạo ra chúng đâu phải là nghệ sĩ.
Cô mất tám năm trong trường đại học, hết năm năm cô không tốt nghiệp
và nhận bằng. Học phí thấp và tằn tiện để sống không khó khăn gì, ở ký túc
xá, ăn bằng tiền phụ cấp sinh viên, rất ít đến lớp. Thay vào đó là đi làm thuê
cho những công ty kiến trúc ảm đạm, bóc lột lao động của sinh viên thật rẻ
mạt, bắt họ nộp những bản phác thảo và chịu trách nhiệm nếu bị hỏng. Các
sinh viên khác, nhất là nam sinh viên, bị tính bướng bỉnh gần như dữ tợn
của Rahel đe dọa nên không dám đến gần. Họ để mặc cô một mình. Họ
không bao giờ mời cô đến những căn nhà xinh đẹp của họ hoặc đến những
bữa tiệc ồn ào. Ngay cả các giáo viên cũng cảnh giác với cô vì tính khí kỳ