CHUYỆN ĐỂ QUÊN - Trang 216

chán. Nhưng chỉ thấy Bi xách ngược lủng lẳng cái đoàn tàu, có khi
lại chống cả xuống, như cái đòn gánh, tựa cằm vào, đứng cửa sổ
nhìn ra ngoài kia.

Cơ quan quốc tế làm việc này chạy khớp như vòng bánh xe

quay, nhưng nó lại không phải các loại máy đóng gói hay cắt gọt
hay đóng bao thuốc lá, con dao, cái thìa mà đây là công việc làm cho
con người. Cho nên, ôi chao là tơi bời…

Má Bi từ Vũng Tàu về ký giấy cho con đi. Má Bi đi lấy chồng

đã lâu. Anh ấy làm công nhân ngoài cảng dầu lửa. Chẳng biết cái
đứa con là thằng bé Mỹ lai có tổn hại gì đến hạnh phúc của hai
người, nhưng nhất định cũng không tiện rồi. Có một câu chuyện ở
Hà Nội đã lâu lắm, mà tôi còn nhớ. Chúng tôi vào nhà hộ sinh thăm
một chị bạn ở cữ. Cùng buồng, giường bên cạnh, có một chị cũng
mới sinh. Đứa con gái đầu của chị thỉnh thoảng đem cơm nhà vào
cho mẹ. Con bé tóc xoăn, lai đen. Chị ấy cằn nhằn, phàn nàn
mắng khéo con, cốt cho mọi người biết, “Mẹ chỉ vắng nhà có
mấy ngày mà con chơi nắng thế nào đến nỗi cháy da cháy thịt
lên thế kia”. Ai cũng bấm bụng, không dám cười, cũng không dám
hỏi lại.

Má lấy chồng, Bi không được đi theo. Bi ở với bà ngoại. Đã

ngót mười năm qua rồi.

Đêm ấy, rồi mấy đêm nữa, má Bi và bà Bi, lúc thì má khóc, lúc

thì ngoại chửi má, đánh má rồi bà cũng khóc, ai cũng ầm ĩ như
những người lên cơn điên. Má Bi xin bà Bi thương mẹ con Bi, cho Bi
đi. Vài năm nữa, lớn nó đi làm có tiền, nó không dám quên ơn bà
đâu, rồi nó gửi “thùng đồ” về biếu ngoại. Bà Bi nắm tóc dìm
đầu má xuống, gào lên: Tao không cần tiền bạc, tao không thèm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.