CHUYỆN ĐỂ QUÊN - Trang 223

khói của nó, nước mắt đầm đìa loang loáng xuống cặp môi dầy
trông dễ sợ. Người ta dỗ khéo rồi đưa Vồ vào phòng. Vồ kêu la
náo động cả một tầng nhà.

Đến đêm, tiếng kêu khóc của nó càng to, cả trên tầng năm

cũng nghe được. Nhưng tôi có cảm tưởng như mọi người, cả những
khách du lịch nước ngoài cũng như thông cảm, cũng như lì lợm,
không thấy một cánh cửa mở, không đi gọi hỏi người gác tầng,
không nghe ai càu nhàu gì. Tuy đã khuya mà ban giám đốc còn phải
chia nhau đi từng buồng xin lỗi vì tiếng náo động khác thường của
vị khách đặc biệt của câu chuyện thời sự hôm nay. Mà cái thằng
Vồ lai đen gào khóc mới khỏe làm sao! Từ chập tối, tới suốt sáng.
Khi thành phố lên đèn, bên kia sông đã im tiếng búa máy đập, ánh
lửa hàn xanh len lét đã tắt và cái cần cẩu vàng rờn đưa đi đưa lại
đã đứng im, vẫn nghe tiếng nó la gọi, kêu rống lên dưới tầng ba.
Đến rạng sáng, xe lam chạy dầu ma-dút qua dưới đường, phành
phạch ngoài cửa sổ nọ sang đầu kia, nghe lẫn những tiếng khắc
khoải rền rĩ sớm mai: “Ngoại ơi! Ngoại cho con về! Ngoại ơi!
Ngoại cho con về…”

Rồi mấy hôm Vồ cũng phải nín khóc. Bởi tới bữa ăn, chú nhà

bàn vào tận buồng dắt Vồ ra. Vồ được ngồi cùng bàn với Bi. Cái
bụng lúc nào cũng háu đói của trẻ con thấy thức ăn cũng dễ khiến
nó nhãng dần cơn hờn. Trên bàn sớm, cạnh bát phở, mỗi đứa vẫn
được để cái đoàn tàu đồ chơi sơn xanh. Vồ cũng trạc tuổi Bi,
nhưng Vồ đen bồ hóng, to lớn, cao nữa, cao gần gấp đôi thằng
Bi mũi lõ trắng xanh nhợt lẻo khẻo, mặt buồn rười rượi.

Tôi hỏi:

- Sao bảo Mỹ không nhận trẻ lai đen?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.