CHUYỆN ĐỂ QUÊN - Trang 262

Chuyện ông đi kháng chiến kể ra cũng vừa bình thường, lại

cũng thật khúc khuỷu như mối tình này. Nếu ngày ấy quân Nhật
không chiếm Đông Dương, tàu hỏa vẫn mỗi ngày một chuyến Hà
Nội - Sài Goòng thông thương Bắc Nam, có khi ông đã lấy bà Vân
rồi cũng nên. Nói “có khi”, bởi hai người cũng chỉ là trai gái lứa tuổi
không dưng mà gặp nhau. Vân ở Sa Đéc, nhà gửi lên Sài Goòng học.
Thái làm công nhật cho một hiệu thuốc hoa liễu ở Hà Nội với các
thứ cao đan hoàn tán, ông chuyên đi quảng cáo và tính sổ đại lý các
tỉnh.

Khi bắt đầu kháng chiến, ông Thái đương làm kế toán cho

một hãng bảo hiểm nhân thọ ở Hải Phòng. Ông có việc lên Hà Nội.
Đêm ấy, nổ súng. Thế là nghẽn lại. Vợ ông và đứa con trai bị kẹt
dưới Phòng. Một mình ông theo người tản cư ra vùng tự do, rồi vào
làm cơ quan, vẫn nghề kế toán. Hòa bình lập lại 1954, ông trở về
Hà Nội gặp lại vợ con. Rồi đến tuổi, ông về hưu.

Thằng con đỗ kỹ sư đã đi làm. Nó hay nói đùa láo lếu như

nhiều người bây giờ: “Giá ngày ấy bố bị Tây bắt đi tù ít lâu, có
phải đã làm quan to, lương hưu khá hơn không”. Ông chẳng thèm
nói lại. Bây giờ và trước kia khác nhau lắm. Khác nhau cả cách nhìn
cái ghế. Cháu ông mua về bốn chiếc ghế đẩu. Ông nhận ngay ra
là gỗ nhội, đồ dởm. Dạo cơ quan tránh máy bay Mỹ sơ tán về
Bùng, ông thấy người làng đi vác về những cây nhội mới hạ ở
đường Sơn Tây mở rộng, họ đem ném xuống ao ngâm. Vài hôm,
vớt lên cưa từng khoanh rồi đẽo thành thớt, đánh bóng đỏ sẫm.
Mấy ngày áp Tết, quẩy ra bán ngoài phố - Tết nhất, nhiều nhà
sắm thớt mới. Vô ý vớ phải cái thớt gỗ tươi ấy dao chỉ thái mạnh
vài nhát đã toác. Trông mặt gỗ bủng nước, biết ngay. Nhưng thằng
cháu ông cười như reo lên: “Không cần gỗ lim, gỗ lát. Cứ kiểu mô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.