đen, nghề cắt tóc ở tận Bắc Ninh mò sang cưới được cô ta. Chứ
cứ ro ró như thằng Ỏn thì đến rách đời.
Nhưng người ta có những may rủi không tính trước được. Cái
nhà ven đường cũng như cái bẫy, lại như cái chợ, bao nhiêu người,
bao nhiêu chuyện đâu đâu. Bỗng dưng có một người đàn bà đến ở
với Ỏn. Tự nhiên như trời nắng trời mưa. Ả nọ là quân trốn chúa
lộn chồng, đứa chửa buộm, đứa sổng tù ở đâu tới. Ỏn không biết.
Chỉ biết ả ở đấy, ăn ngủ với Ỏn như vợ chồng.
Thiên hạ hay moi chuyện, mà ả cũng sổng mồm, cứ nói bô bô ở
hàng nước đầu làng.
- Thế nào á? Cái thằng đen như con chó mực cũng khác người
nước ta. Nó húc như trâu, các ông ạ.
Ai cũng cười khành khạch…
Nghề đời thế, cái khó cái khôn cứ bó nhau, vợ chồng Ỏn vẫn
không ra khỏi được cái thiếu đói dằng dặc. Cải cách rồi cào bằng
ruộng vào hợp tác rồi lại tháo ruộng ra khoán hộ nhưng giấy tờ địa
bạ, nhân khẩu vẫn thế. Từ đời tám hoánh, nhà Ỏn vẫn là khẩu công
thương, như người dưng không một vảy ruộng, chới với ở cái làng
thuần nông, dẫu cho lão thợ rèn ở Tân Đảo về qui tiên đã lâu và
cái thằng Ỏn chẳng có nghề ngỗng gì.
Ỏ
n vẫn ngồi hóng ở cái lò rèn như mấy chục năm nay. Từ khi
có khoán mười, nhà ai cũng chủ ruộng, đồ lề làm ruộng, bây giờ
toàn thứ bền tốt vì không còn thấp thỏm bị gom tổ, gom hợp nữa.
Nhưng người ta lại kén thợ, chẳng ai gọi đến cái thằng lạc lõng
vụng tay kia.