CHUYỆN ĐỂ QUÊN - Trang 292

Bà vẫn nói: “Người ta trước kia không tuềnh toàng đoảng như

chúng mày bây giờ đâu. Nồi cơm bưng lên nhớ lót rế, xới cơm thì
có đũa cả, đàn bà con gái phải ngồi đầu nồi… Không vét rồi quèn
quẹt - vét nồi là điềm năm ấy đói kém, mà cũng là nhà keo kiệt
mới thổi ít cơm thế. Dâu con trong nhà, giá có ăn được ba bát thì
cũng chỉ thong thả hai lưng, mà khéo đứng lên sớm hơn trước cả
nhà.” Bà lão vẫn thuộc in những thói phép thế. Bà hay mắng: “Bố
chúng mày là thày giáo mà chúng mày ăn uống hùng hục như lợn
thế thì bố chúng mày đi bảo người ta học cái gì!” Bà rỉa róc thế,
các cháu chỉ cười hô hố.

Không phải chúng nó cười những sự cổ tích nhiêu khê của bà

đâu. Mà chúng nó cười cái khác, cái hâm của bà. Chả là những răn
dạy khuôn phép của bà lão bây giờ lẫn lộn cả với những cái dở hơi.
Thói quen trên dưới nhường nhịn vẫn nhớ đời mà con người thì già
đi, ít ai nhận ra tuổi đã khác thì cũng sinh lắm tính khác.

Ăn đói thì phải chóng đói. Mà người già ở trong làng, cả đời chưa

chắc đã được đủ ngày hai bữa. Bụng còn thòm thèm, nhưng lại
nghĩ, bây giờ chẳng còn làm ra của nả cho nhà mày, mắt kèm nhèm
đuổi con gà cũng không được, nên bớt mồm bớt miệng lại. Nhưng
mà thế thì đói, làm thế nào.

Khi nhà vắng, bà lão Tứ lần xuống bếp. Bà lão sờ soạng các

thứ từ cái mâm chõng ăn cơm lên chạn. Có bát tương, bà lão thò hai
ngón tay chấm rồi đưa vào hàm móm mút chùn chụt. Chỗ cơm
nguội còn đến lưng liễn. Bà lão bốc một mắm to. Mỗi lần bốc,
bà lão lại lấy tay san phẳng vun khéo lại như cũ. Hai hàm răng bà
lão đã rụng hết, lâu nay chỉ nhai bằng lợi. Hình như của ăn vụng
bao giờ cũng ngon hơn hay là bà lão đương đói, lại đứng trong bếp
một mình, cho nên cứ việc bốc bải, nhai nuốt, mặc sức tự nhiên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.