CHUYỆN ĐỂ QUÊN - Trang 297

Nhất còn muốn hỏi thêm mẹ thế nào nữa, nhưng bà lão đã

lặng lẽ nghiêng mặt vào vách.

Cái người ngày trước tên là Cõi, cái anh cả Cõi ấy là tôi. Bây giờ

tên tôi vẫn là Cõi, bởi tôi vẫn bà cô ông mãnh thế. Có điều, đã tuổi
tác, theo tục lệ và thói quen kính nể, ít người réo tên tục người già ra
nữa mà làng xóm gọi tôi là ông Ba, cụ Ba - chỉ có mấy con mẹ bán
bánh đúc tương ở chợ hay ỡm ờ chớt nhả thỉnh thoảng cứ réo tên
cúng cơm gọi đùa lão Cõi, ông mãnh Cõi, bao giờ ông Cõi cưới bà
ấy cho chúng cháu được ăn cỗ. Có mà lấy bà sáu tấm. Ấy, chúng
nó cứ trêu chọc thế. Tôi chẳng chấp.

Anh giáo Nhất chắp tay nói:

- Mẹ cháu có lời thưa với ông…

Chỉ mới nghe thoáng thế thôi, tôi đã như thấy ngay cả rồi.

Như là có thần linh giao nhau khi người ta cũng nghĩ đến nhau
hay là bởi nét mặt người đàn ông này, cái mũi và con mắt sao mà
phảng phất cô ấy đến thế.

Mấy chục năm qua. Nhưng mấy chục năm ở quãng giữa trống

không, người trong cuộc thì ngỡ như chẳng có khoảng cách nào. Cô
ấy ngày trước con nhà khá giả vườn trên ao dưới. Mà tôi thì bố
mẹ nghèo quá. Dây dợ đâu đâu vương tơ khi trai gái đương thì, cái
duyên cái nợ mà gặp nhau thôi. Cô ấy bảo tôi: “Anh về nói với mẹ
bỏ cái nghề cắp thúng đi không mướn thì…” Tôi bực mình, mát
mẻ: “Nếu mẹ không bỏ được cái tội khâu mướn ăn cơm nhà người
thì giá có được ngày nhờ người đến đánh tiếng, chắc ông phó lý
bố em cho tuần cầm ba toong ra đuổi ông mối, chứ gì!” Thế là
cô ấy lại khóc, chỉ khóc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.