CHUYỆN ĐỂ QUÊN - Trang 313

lên ngồi ràn rạn. Đi nộp muối sớm, còn về kẻo nhỡ mất buổi
nắng tháo nước mặn vào ruộng.

“Đây cân muối hay phát phiếu bán lợn? Đâu ăn muối, đâu?” Ai

cũng đã biết rồi mà vẫn dăng dăng hỏi, như không còn câu gì nói
nữa. Những tiếng chửi bới nhấm nhẳn giữa giờ chẳng ra rủa ráy
ai và những nét mặt khoằm khoặm khó đăm đăm. Những con lợn
trên tạ được khiêng vào quẳng xuống bên những cái cót kẻ khẩu
hiệu “Trả thù cho đồng bào Phú Lợi”, nét chữ hắc ín còn mới.
Hàng dừa của đoàn thanh niên trồng bên đường hôm mít tinh, bây
giờ sâu đục trơ trụi lả ngọn. Tiếng lợn kêu váng óc. Lão khiêng lợn
chống cái đòn ống ngồi thần mặt một lúc rồi đứng dậy, lấy cùi
tay chùi mồ hôi. “Ông mậu” lợn mặc áo đại cán ka-ki đứng ngây
nhìn người ném đòn ống lên mặt chiếc cân bàn nhầy nhụa phân
lợn. Cứ liên liến trả tiền rồi phát phiếu ghi số cân thịt người
bán lợn sẽ được mua ngoài chợ. Nhiều nhà tháng sau mới có kỵ,
nhưng đã phải đem lợn đi bán sớm. Cầm cái phiếu xem được mua
mấy cân đã. Đời thủa nào mà lợn nhà bị đem bán để bắt “được” đi
mua thịt chợ, cái mồm những “ông nhà mậu” nhiều lưỡi lắm, nói
thế nào cũng ra nhẽ, phải làm đạo chắc, dẫu chỉ mới cầm miếng
thịt giấy.

Gian bên đương túi bụi cân lợn. Ông lão chống cái đòn ống

trước mặt tôi. Tiếng kẻ bể dóng một nặng như đấm vào mặt:

- Cân muối hay cân lợn? Nhà mậu lợn hay nhà mậu muối?

Không biết lão giả vờ hay có lẽ lão ấy đã nốc rượu sớm, lóa cả

mắt, nhầm bàn cân. Tôi cũng buông một câu đuổi trống không:

- Sang bên kia!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.