cũng biết nó câm điếc chẳng biết người ta nói gì. Bấy giờ ông
văn xã - ông là phó chủ tịch, nhưng làng nước ai cũng gọi ông là chủ
tịch, ông mặc kệ, không phải ưa phỉnh mà là tính ông ào ào, không
để ý. Ông đứng dậy, trỏ tay ra cửa. Mái đứng dậy, bước đi. Nhưng
ông chủ tịch và ông Vãn còn nán lại, chuyển nhau cái ông điếu kền
làm khói nữa. Lẫn vào làn khói, tiếng rít sòng sọc, như cáu kỉnh,
như kéo dài, cái bực bội vì chưa biết việc này sẽ ra thế nào.
Chập tối, nhà nhà đỏ lửa. Người ta cũng như con chim, con gà,
sẩm tối lên chuồng, cái vai cày và dây dợ quả bí, gánh ngô, người
ở
ngoài sông về đặt giỏ cá xuống, vắt bộ chài lên cột trước cửa,
những tua mép lưới hoa lên, chụm lại, lích rích, loảng xoảng. Vách
bếp hở hút gió vào, kêu hu hú, tạt lửa bếp phật phật. Cũng gọi là
bấy giờ mới yên ắng, chứ lắm hôm củi mới bén lại phải rụi, bất
thần máy bay ào ào sát sàn sạt trên đầu. Vùng này như đường ra
lối vào máy bay cất cánh ngoài biển, lắm khi nửa đêm, chúng nó
đi ném đâu chưa hết bom, trút nốt bom xuống đấy, đến sáng,
nhà nào còn sống thì ào ra biển ra sông vớt cá, có khi lại bị bom bi,
bom nổ chậm giữa bãi, cái chết rình mò không biết đâu lường. Có
đến năm mười năm nay thế rồi.
Hai, ba người lúi húi bước. Người không đeo túi xà cột, người đi
tay không đồ nghề, đoán là có công tác. Mọi công tác thời giặc giã,
đến chập tối, máy bay chúng nó nghỉ ăn cơm mới êm ả đôi chút,
thế là họp, là mọi thứ việc bấn lên. Trong nhà đã tối, ánh lửa
nhấp nhoáng, tinh mắt mới nhìn tỏ mặt. Ông chủ tịch đã trông
thấy và bước lại đầu nhà chỗ cái anh vừa cúi lưng trần xuống
quăng vắt bộ lưới lên chiếc cọc rồi vào nhà. Anh ấy đứng lại,
chắp tay: “Lạy ông chủ tịch ạ.” Ông này không đáp, lôi anh ta ngồi