chửi cái thằng phát cuồng nào đã đè con câm này ra, rồi lại
thương đem cho Mái củ khoai, cái ngô như bố thí làm phúc kẻ khó.
Năm ấy tiếng súng, tiếng bom vẫn dội qua đầu oàng oàng
rồi rơi xuống bóng tối chỗ nào không biết. Nhiều khi thâu đêm
giật mình. Mỗi năm, hình như đến mùa đánh nhau to, huyện lại
về tuyển quân. Có khi người đến đông nghịt, trên tuyển quân hay
những đơn vị vào mặt trận trú lại đợi dân công, chỉ thấy bộ đội
sang các vườn hỏi mua hoa bí đỏ. Làng nước ra mít tinh tiễn rồi
cũng đi luôn, người ta đếm nhà nào mấy người đi, mấy người đi.
Đâu cũng nhộn nhịp. Úp chũm đơm cá, làm cỏ lúa, đánh luống, lại
đến mùa bắc giàn dưa chuột, nhiều khi đem đổi các thứ cho bộ
đội lấy cái áo, manh quần lành. Rồi đi tải gạo, khiêng càng pháo,
nòng súng dài to, những hòn đạn, những bao ni lông thức ăn khô, có
khi trèo vào dãy núi chân trời kia đằng đẵng cả tháng chưa trở về.
Năm trước cái Mái cũng đi dân công nhiều bận. Người làng đem
câu chuyện vui về làm quà mà kể: Cả tháng mà có đơn vị không
biết cô gái câm, cho là nó cả thẹn, lại có người đổ cho nó lên mặt ra
cái điều ta đây mỏng mày hay hạt, khinh người không thèm nói.
Thế có nỡm đời không! Vừa rồi, trong núi hết mùa mưa, dân
công ồ ạt đi ngày đêm. Mái vào ủy ban, hoa tay lên đòi đi vác đạn.
Ấy là đã bị bắt đi ở bụi tre rồi đấy. Ông chủ tịch phải lôi Mái ra
lấy dây chuối buộc chân nó vào gốc tre, làm hiệu cấm không
được đi. Dân công làng kéo qua, Mái khóc theo. Nhưng ai dám cho
cái bêu diếu ấy vác bụng đi, để hàng tỉnh, hàng huyện người ta đeo
mo vào mặt làng này a!
Ấy việc nhà việc chợ, việc nước từ những cỏn con, ai ai cũng cứ
vừa vất vả vừa thảnh thơi vừa to tiếng vừa thì thào. Dẫu sao cũng
là vất vả mà không mấy khi nhớ ra, chỉ có ông bà già mới đôi lúc