- Cô Phú này, việc ấy mà…
Câu hỏi dịu giọng như trêu tức Thảo. Bởi ông chỉ hỏi thế là Thảo
đã biết được “việc ấy” là câu chuyện gì với chị Phú rồi. Gần đây,
có tin đồn anh Phú “ở trong kia” phất lắm. Lại nghe người ta nói
anh ta sẵn tiền trong tay đương tung tứng muốn nghé ngẩm tí vợ lẽ.
Ông Trẩm hay sang xui chị Phú đem con về Hà Nội, “tội gì mà vờ vật
ngoài này cho khổ thân”. Nhưng chị Phú chỉ im lặng, ngoảy đi.
Thảo đương tức sẵn, đứng lại:
- Từ giờ chú đừng cứ việc ấy việc nọ nữa mà rườm lời.
Ông Trẩm chặc lưỡi, định mắng. Nhưng Thảo đã bước nhanh ra
với chị Phú, vừa đi vừa nói cốt để ông Trẩm cũng nghe được: “Cho
một vố cứng lưỡi thế mới được”.
Tiếng hò reo, tiếng ồn ào trong bóng tối ngoài đường. Thảo đi
tong tả, đã quên chuyện bực mình, Thảo cúi đùa, cù vào cổ cháu bé.
Chị Phú thì lặng lẽ. Dù sao, câu chuyện “việc ấy” lúc nãy cũng làm
Phú nghĩ ngợi.
Đời Phú chẳng còn thanh thản như cô Thảo. Không phải là đời
chồng con của Phú vất vả. Không, những người quen vợ chồng
Phú xưa nay thường nói câu: “Vợ chồng anh Phú như Phật Di Lặc,
thấy người là thấy cười”. Thực như thế, đôi vợ chồng nhà ấy chỉ
biết chiều nhau. Kháng chiến vất vả, họ bỏ quê, bỏ nghề, tản cư
ra đi, Phú xoay xỏa buôn bán, đâu cũng len lỏi, khắp các khu, từ Việt
Bắc vào tới khu Bốn. Chị Phú thì đi các chợ, chẳng mấy lúc có nhà.
Cho đến năm kia, một chuyến Phú cùng các bạn buôn xuống cất
vải dưới khu Ba - bấy giờ xuống khu Ba phải vượt đường 18 sang
Đông Bắc, qua vùng Tây chiếm. Đồng tiền kiếm được liền với