Định dựng cái gậy chống tựa vào bồ hàng của anh Phú, nắm tay
anh Phú. Định còn chưa tưởng tượng được sự đổi thay của người anh
rể, một người thợ cửi, quanh năm ro ró làm ăn ở làng, bây giờ đã
thành một tay buôn xuôi ngược đến đỗi tiếng nói cũng khác cả
giọng!
Về nhà, Định kể lại chuyện cùng thuyền mà anh em không nhận
được nhau, cả nhà còn cười mãi. Ở nhà mấy hôm, dù biết là nhà ai
bây giờ cũng gieo neo, nhưng Định cũng cứ nửa thương nửa mừng.
Mỗi buổi chiều, bà Hai và em Tuấn đi kiếm cái đun ngoài rừng
nứa về, hai mẹ con hai gánh nặng. Chị Phú và Thảo bán bánh tẻ,
bánh nếp. Ông Hai cặm cụi chẻ tăm, đun nước cho khách ăn hàng
uống nước tráng miệng.
Lúc ấy bà Hai bảo Thảo:
- Tao ra thăm các anh ấy một mảy.
Thảo trông nghiêng hình mẹ đi ngoài đường, thấy tay mẹ cũng
xách một nải chuối. Thế ra mẹ đã sắm sẵn chuối từ bao giờ!
Đêm nay, lại có thương binh về qua. Công việc thật túi bụi. Hồi
này đêm nào cũng có hai việc nối nhau: Chập tối thì bình nghị
thuế công thương. Nửa đêm, ra đón thương binh ngoài bến. Các
anh nghỉ chân ở đây, rồi vào viện quân y trong rừng phía chân núi.
Nhà nhà đều để cửa khuya, có đèn sáng. Chỉ nhà ông Trẩm đóng
cửa từ chập tối.
Bà Hai bảo Thảo:
- Tao xem ý dạo này chú Trẩm khác lắm. Ngày nào chú ấy cũng
sang thì thầm với ông lão nhà này toàn bàn chuyện “về”. Làm cho