Do đó, tôi đi thẳng đến cây cầu gù gù. Stinky nhìn rất là tức cười khi nó
bị ướt. Lông nó dựng đứng toàn thân. Trông nó sẽ giống thế này đây:
Cây cầu gù gù nhìn rất là xấu xí ở bên trên vì xe cộ chạy trên đó, và
cũng khá xấu ở phía dưới nữa vì những hình vẽ trên tường cầu, cùng phân
bồ câu vương vãi khắp nơi, thêm một cảm giác hụt hẫng xám xịt bẩn thỉu.
Nếu bạn vẽ tranh trên tường, ít ra bạn cũng sẽ muốn viết lên một ý tưởng
hay tuyệt cú mèo hoặc vẽ một bức tranh về một con chim đang bắt cá,
nhưng bạn chỉ thấy dưới cây cầu những chữ như AKS . Ai mà biết chúng
có nghĩa cóc khô gì? Một trong những trụ nâng cầu được vẽ chữ PAT và
trên cột trụ kia là chữ GARY bằng sơn đỏ. (Đó chẳng phải là xuất phát
điểm gì hay ho, ngoại trừ điều đó làm tôi tưởng tượng ra hai gã từng chơi
banh với nhau, và giờ họ thì đều sắp hói đầu và làm xúc-xích để bán cho
các cửa hàng đặc sản ở Brunswick.) Anh Barnaby vẫn cho rằng nghệ thuật
vẽ trên tường là cho ‘những dấu ấn riêng’, nhưng tôi nghĩ nó chẳng khác gì
cái cách lũ chó thích tè lên tường. Bọn chó đực và lũ con trai vốn thích để
lại dấu vết của mình.
Thế nên cách duy nhất để thấy rằng cây cầu đẹp là nhắm mắt lại và lắng
nghe nó gù gù. Tất nhiên chính là lũ bồ câu đang gù, chứ không phải cây
cầu, mặc dù nếu bạn không nhìn thấy lũ bồ câu ẩn mình dưới đó, bạn có thể
nghĩ đấy là tiếng của cây cầu. Tôi cố gắng tìm hiểu điều bọn bồ câu đang
trao đổi. Tới lúc này thì tôi biết là chúng nói như vầy - đó là những câu dịu
dàng sướt mướt như, Ôi em yêu ơi, hãy để anh làm cho cái tổ của em êm ái