là xấu hổ, nếu phải thú nhận cái lý do khiến mình chạy tới đây, cậu im lặng
quay về, và mãi về sau, vẫn không dám hé môi nói với một ai.
Thấy cậu ta xanh xao, ít ngủ, hầu như không ăn uống gì, bà mẹ rất buồn
phiền và không biết làm thế nào để an ủi. Bà thử đưa cậu ta cùng đi chợ, hoặc
cho đi theo ông bố hay các ông chú ra chợ phiên trâu bở; nhưng cậu ta không
quan tâm và không tỏ ra thích thú gì hết.
Lão Barbeau thì tìm cách thuyết phục lão Caillaud nhận cả hai anh em
sinh đôi vào làm việc, tuy không nói cho Sylvinet biết. Nhưng lão Caillaud
đáp lại bằng những lời lẽ mà lão Barbeau cho là không cãi vào đâu được.
- Giả dụ tôi có nhận cả hai cháu một thời gian, thì tình hình cũng không
thể kéo dài, vì đối với những người như chúng ta, khi chỉ cần một người giúp
việc ắt không nên dùng đến hai. Và cuối năm, ông sẽ vẫn phải cho một cháu
đi ở chỗ khác. Vả lại, ông không thấy là nếu Sylvinet ở một chỗ khác và ở
đấy người ta bắt buộc nó làm việc, thì nó không suy nghĩ và hành động dũng
cảm như em nó hay sao? Sớm hay muộn thì cũng phải đi tới đó thôi. Không
phải ông muốn cho nó đi ở đâu cũng dược, và nếu hai cháu vẫn phải xa nhau
hơn nữa, và chỉ gặp nhau hàng tuần hay hàng tháng, thì thà bắt đầu tập cho
chúng làm quen không phải lúc nào cũng kè kè bên nhau. Vì vậy, ông nên xử
sự hợp lý hơn, ông bạn thân mến ạ, và ông chớ quá chú ý tới sở thích thất
thường của một đứa trẻ mà bà nhà ta và các cháu khác đã quá vâng lời chiều
chuộng. Thế là việc quan trọng nhất đã được quyết định, ông hãy tin chắc là
nó sẽ quen dần với phần còn lại, nếu ông không dứt khoát nhượng bộ.
Ông lão Barbeau công nhận lời ông bạn là chí lý. Ông nhận ra rằng càng
năng gặp đứa em sinh dôi, Sylvinet càng muốn gặp nhiều hơn. Ông định
bụng tới lễ Saint-Jean sắp tới, tìm cách cho cậu ta đi làm công để ngày càng ít
gặp Landry, và cuối cùng có dược nếp sống như những người khác và không
để bị chế ngự bởi một tình cảm đắm đuối và bạc nhược.