cũ ngon lành, thứ súng vẫn là bạn đồng hành thường xuyên của anh trong
những năm làm nghĩa vụ quân sự.
Anh đã gọi cảnh sát và thế là bắt đầu một cuộc phong tỏa ba ngày ngôi
nhà gỗ, báo chí thoải mái đưa tin với Blomkvist ở ghế trên cùng và nhận
một khoản thù lao hậu hĩ của một tờ báo chiều. Cảnh sát đặt bản doanh
trong một đoàn xe trong vườn của nhà gỗ mà Blomkvist đang ở.
Băng Gấu bị tóm gọn đã làm cho anh thành ngôi sao số dách, tâng anh
lên làm một nhà báo trẻ. Mặt trái của sự nổi tiếng này là chuyện một tờ báo
chiều khác không thể kìm nổi đã giật tít “Kalle Blomkvist phá án”. Do một
bà có tuổi giữ chuyên mục viết, bài báo mỉa mai này có gợi đến nhà thám
tử trẻ tuổi trong các sách cho thiếu nhi của Astrid Lindgren. Tệ hơn nữa,
kèm với bài viết, tờ báo còn đăng một bức ảnh Blomkvist đang há hốc
mồm ra ngay cả khi anh đã giơ ngón tay trỏ lên cảnh báo.
Chả hề hấn gì vì Blomkvist cả đời không dùng tên Carl. Nhưng từ đấy,
anh bị các đồng nghiệp đặt cho biệt hiệu Kalle Blomkvist và nó làm anh
ngán ngẩm, tính từ này được dùng đề khiêu khích, không thân thiện nhưng
cũng không hẳn là thân thiện. Tuy kính trọng Astrid Lindgren – anh yêu
sách của bà – anh vẫn ghét cái biệt hiệu này. Phải mất nhiều năm và sau
những thành công báo chí nặng ký hơn nữa, cái biệt hiệu ấy mới bắt đầu
nhạt đi, nhưng mỗi khi người ta dùng cái tên ấy cốt để anh nghe thấy thì
anh vẫn ngỡ mình khuỵu chân xuống.
Còn ngay lúc này, anh cho chấm hết bằng nụ cười tỉnh bơ rồi nói với tay
phóng viên tờ báo chiều:
- Ô, thôi nào, hãy tự nghĩ lấy một cái gì đi chứ. Anh vẫn quen thế cơ
mà.
Giọng anh không khó chịu. Họ tất cả đều ít nhiều hiểu nhanh và sáng
hôm đó những lời phê phán Blomkvist hiểm độc nhất chưa đến. Một trong