trong cửa hiệu. Blomkvist chọn người nhiều tuổi hơn, có lẽ năm chục hay
hơn.
- Tôi đang tìm một cặp chắc là đã sống ở Norsjo ta trong những năm 60.
Người đàn ông chắc là làm cho cửa hàng đồ mộc Norsjo, tôi không biết tên
của họ nhưng tôi có hai bức ảnh chụp năm 1966.
Nhân viên này xem ảnh một lúc lâu nhưng cuối cùng lắc đầu nói ông
không nhận ra được cả hai người trong ảnh. Bữa trưa, anh ăn một cái bánh
burger với xúc xích nóng gần trạm xe buýt. Anh thôi không hỏi các cửa
hàng mà đi qua nhà thị chính, thư viện và hiệu thuốc. Đồn cảnh sát trống
không và anh bắt đầu cầu âu đến gặp những người nhiều tuổi. Đầu buổi
chiều anh hỏi hai người phụ nữ trẻ: Họ không nhận ra được hai người trong
ảnh nhưng đã có một ý hay.
- Nếu ảnh chụp năm 1966 thì người trong ảnh nay cũng cỡ sáu chục rồi.
Sao ông không đến nhà nghỉ hưu ở Solbacka mà hỏi ở đấy xem?
Blomkvist tự giới thiệu với người phụ nữ trực ở nhà dành cho người
nghỉ hưu, nói rõ điều anh muốn biết. Bà nghi ngờ nhìn anh lừ lừ nhưng
cuối cùng thì tự cho phép là có thể cho lời của anh lọt vào tai bà được. Bà
dẫn anh đến phòng sinh hoạt chung, ở đây anh bỏ nửa giờ ra cho một nhóm
những người có tuổi xem các bức ảnh. Họ rất muốn giúp đỡ nhưng không
ai nhận ra được cặp đàn ông đàn bà này.
5 giờ chiều anh quay về Solvandan, gõ cửa nhà người Miến Điện. Lần
này anh may mắn hơn. Hai vợ chồng người Miến Điện đều đã về hưu và cả
ngày họ ra ngoài. Họ mời anh vào trong bếp, người chồng nhanh nhẹn pha
cà phê trong khi Blomkvist nói về việc đi quẩn đi quanh của mình. Giống
như mọi mưu toan hôm đó, anh lại hay tay trắng. Người Miến Điện gãi gãi
đầu, châm tẩu thuốc, rồi sau một lúc thì kết luận ông ta không nhận ra hai
người trong ảnh. Hai người Miến Điện nói với nhau rành rành bằng tiếng
địa phương. Norsjo và Blomkvist thỉnh thoảng có chỗ không hiểu họ nói gì.