CÔ GÁI ĐỒNG TRINH VÀ CHÀNG DU TỬ - Trang 77

VIII



Mối thân tình giữa Yvette và ông bà Eastwood cuối cùng cũng đến tai

ngài mục sư, và hậu quả khiến nàng không khỏi giật mình. Nàng những
tưởng ông sẽ chẳng mấy bận tâm. Xét về cách ăn nói, ông rõ ràng là người
hài hước, hoàn toàn không câu nệ thói thường, vui nhộn và dễ thương quá
chừng. Như ông tự nói về bản thân, thì ông theo chủ nghĩa vô chính phủ,
tức là cũng đầy hoài nghi như bao nhiêu người khác. Quan điểm bất trật tự
ảnh hưởng đến lối nói chuyện hoạt kê và những nghĩ suy thầm kín của ông.
Nhưng từng hành động ông biểu hiện ra thì bị kiểm soát bởi tính bảo thủ,
bắt nguồn từ nỗi sợ hãi dành cho sự bất trật tự. Trong thâm tâm ông thấy
những nghĩ suy của chính mình đáng sợ. Và thế trong đời thực ông kinh
khiếp những gì trái với lẽ thường.

Mỗi khi tính bảo thủ cùng nỗi sợ thảm hại trong ông trào dâng đến đỉnh

điểm, đôi môi ông tức khắc nhếch lên để lộ răng, rất giống cái nhếch mép
của loài chó.

“Cha nghe nói gần đây con đánh bạn với quý bà sắp-ly-hôn Fawcett và

gã ma cô Eastwood.” Ông bảo Yvette.

Yvette không hiểu ma cô là gì, nhưng nàng nhận ra sự độc địa trong lời

lẽ của cha.

“Con chỉ quen biết họ thôi. Họ dễ thương lắm. Và họ sẽ kết hôn trong

vòng một tháng tới.”

Mục sư căm tức nhìn vẻ mặt vô tâm của con gái. Ở đâu đó bên trong,

ông là kẻ hèn nhát, hèn nhát từ thuở ra đời. Những người ra đời hèn nhát là
nô lệ bẩm sinh. Bản năng sâu thẳm khiến họ kinh hãi một cách độc địa bất
cứ những ai có thể bất thình lình chụp xích vào cổ họ.

Vì nguyên cớ này mà ngài mục sư từng khúm núm một cách thảm hại,

và đến giờ vẫn thế, trước Kẻ-vốn-dĩ-là-Cynthia: nỗi sợ của kẻ nô lệ trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.