Dưới sức ép về số lượng nạn nhân tử vong, thị trưởng đã có bài phát
biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông miêu tả tình trạng khẩn
cấp và thông báo ý định cầu viện đến Vệ binh quốc gia để thiết lập thời gian
giới nghiêm từ lúc hoàng hôn cho tới bình minh. Thật là một ý tưởng tồi:
trong các khu phố, dân chúng cho rằng cuộc hội hè sẽ sớm kết thúc và kết
quả là càng làm tăng thêm các vụ cướp phá.
Trong khu chúng tôi, các cửa hàng trụ sở của người châu Á bị cướp phá
nhiều nhất. Khi ấy, mối quan hệ giữa dân da đen và dân Hàn Quốc đang
căng thẳng cực độ nên vào ngày bạo loạn thứ hai, phần lớn các quầy kinh
doanh, siêu thị nhỏ và cửa hàng bán rượu của dân Hàn Quốc đều bị đập phá
và cướp sạch mà cảnh sát không hề can thiệp.
Đã giữa trưa. Suốt một giờ qua, tôi đứng thăng bằng trên ván trượt, nấp
trước cửa hiệu đồ khô của ông bố dượng Carole. Bất chấp rủi ro, sáng nay
hắn ta vẫn mở cửa tiệm, chắc hẳn là hy vọng rằng chỗ mình sẽ không bị
cướp phá. Nhưng đến giờ này hẳn hắn ta cũng đã cảm thấy nguy hiểm và
tôi đoán hắn ta sắp hạ cửa sắt xuống.
Chính lúc ấy tôi quyết định ra khỏi chỗ nấp.
- Ông cần giúp không, ông Alvarez? Hắn ta không đề phòng tôi. Hắn
biết quá rõ tôi vả lại tôi lại có cái mặt đáng tin.
- OK, Tom! Giúp chú mang mấy tấm pa nô bằng gỗ vào. Tôi kẹp mỗi bên
nách một tấm rồi theo hắn ta vào cửa hàng.
Đó là một cửa hàng khô xoàng xĩnh, có đến cả chục hàng như vậy trong
khu này. Đây là loại cửa hàng chủ yếu bán nhu yếu phẩm và sẽ nhanh
chóng phải đóng cửa trước sự cạnh tranh của Walmart.
Cruz Alvarez là một gã Mỹ Latin tầm vóc trung bình, khá béo, khuôn mặt
rộng, vuông vức. Kiểu người để đóng những vai hạng ba, như những tay ma
cô dắt gái hay chủ hộp đêm.
- Chú vẫn nói rằng một ngày nào đó bọn khốn nạn... ông ta bắt đầu nói rồi
quay đầu lại và nhận thấy khẩu Glock 22 đang chĩa vào mình.
Cửa hàng vắng tanh, không có camera giám sát. Tôi chỉ việc bóp cò là
xong. Tôi chẳng muốn nói gì với hắn, thậm chí “chết đi, kẻ đốn mạt” cũng
không. Tôi ở đây không phải để lập lại chính nghĩa, không phải để thực thi