BÀI TẬP THỰC HÀNH
Hãy nhìn vào bản kế hoạch của bạn.
• Bạn làm việc theo cách phản ứng chủ động và bị động bao nhiêu thời gian trong
ngày?
• Bạn đặt nhiệm vụ quan trọng nhất trong ngày ở vị trí nào? Đầu tiên? Giữa? Hay cuối
cùng?
• Viết lại kế hoạch của mình sao cho bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất
trong danh sách vào buổi sáng.
• Tập hợp các công việc có tính phản ứng bị động, bao gồm trả lời e mail và điện
thoại.
• Chắc chắn rằng bạn đang dành phần lớn thời gian cho những việc mang tính phản
ứng chủ động như tìm hiểu khách hàng tiềm năng hoặc kết thúc hoạt động giao dịch.
Bước 6: Cân nhắc xem liệu có gì thiệt hại không nếu bỏ một thứ gì đó đi
80% số thông tin được lưu trữ hoặc cất giữ không bao giờ được dùng lại. Vậy tại sao
phải giữ chúng lại? Để quyết định giữ hay bỏ thứ gì, bạn hãy tự hỏi: “Liệu có thiệt hại
gì không nếu mình bỏ nó đi?” Bạn có thể lấy lại nó khi cần đến được không? Nếu bạn
là ông chủ, câu trả lời sẽ luôn là có. Cứ vất nó đi. Nếu tôi không chủ định giữ lại một
e-mail, nó sẽ bị hệ thống của tôi tự động loại bỏ sau 45 ngày. Thỉnh thoảng tôi mới
thấy cần phải lấy lại một e-mail. Và thường là tôi có thể tìm được nó. Một nhân viên
của tôi gần đây gặp vấn đề với hòm thư của mình vì nó làm việc khá chậm chạp.
Nhân viên kỹ thuật xem xét hòm thư của cô ấy và phát hiện ra nó lưu trữ rất nhiều e-
mail cũ. Sau khi xóa bỏ những dữ liệu không cần thiết, tốc độ làm việc của hòm thư
lại trở lại bình thường.
KẾT LUẬN